Xã hội ngày càng phát triển kéo theo nhiều hệ lụy về vấn đề sức khỏe tâm lý của con người. Trong đó, rối loạn lo âu là tình trạng phổ biến mà nhiều người đang mắc phải, làm ảnh hưởng trầm trọng đến chất lượng cuộc sống.

Rối loạn lo âu là gì ?

Rối loạn lo âu là khi một người ở trong trạng thái sợ hãi và lo lắng quá mức kéo dài, kèm theo những thay đổi rối loạn chức năng hành vi để tự loại bỏ đi cảm giác lo âu, sợ hãi.

Chứng rối loạn lo âu ngày càng phổ biến
Chứng rối loạn lo âu ngày càng phổ biến

Rối loạn lo âu là dạng phổ biến nhất trong các loại rối loạn tâm thần, với khoảng một phần ba số người đáp ứng tiêu chuẩn về mắc chứng rối loạn lo âu tại một thời điểm nào đó trong cuộc đời của họ.

Các loại rối loạn lo âu được phân biệt với nhau dựa trên các đối tượng hoặc tình huống cụ thể gây ra nỗi sợ hãi, lo lắng và những thay đổi hành vi liên quan.

Theo Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần, ấn bản thứ 5, Bản sửa đổi Văn bản (DSM-5-TR) liệt kê các chứng rối loạn lo âu khác nhau theo thứ tự độ tuổi khởi phát điển hình:

  • Rối loạn lo âu chia ly.
  • Câm nín chọn lọc.
  • Ám ảnh cụ thể (động vật, môi trường tự nhiên, vết thương do tiêm có máu, tình huống, các tình huống khác).
  • Rối loạn lo âu xã hội.
  • Rối loạn hoảng sợ.
  • Sợ khoảng trống.
  • Rối loạn lo âu lan tỏa.
  • Rối loạn lo âu do chất kích thích/thuốc.
  • Lo lắng do một tình trạng bệnh lý khác.
  • Rối loạn lo âu cụ thể khác (áp dụng khi bệnh nhân có các triệu chứng đáng kể nhưng không đáp ứng tiêu chuẩn về bất kỳ rối loạn lo âu cụ thể nào).
  • Lo lắng về sự chia ly và câm nín chọn lọc có xu hướng phát sinh trong thời thơ ấu, trong khi các rối loạn khác được liệt kê ở trên thường phát triển ở tuổi trưởng thành.

Triệu chứng rối loạn lo âu

Khác với các loại lo âu thông thường, rối loạn lo lâu được định nghĩa khi các triệu chứng kéo dài dai dẳng (trên 6 tháng).

Biểu hiện đặc trưng

  • Căng thẳng, lo lắng quá mức: triệu chứng điển hình mà những người mắc bệnh đều gặp phải.
  • Mất khả năng tập trung: não bộ và hệ thần kinh phải làm việc một cách quá tải làm khả năng tư duy, ghi nhớ trở nên sa sút trầm trọng.
  • Khó giữ bình tĩnh và kiểm soát hành vi: là dấu hiệu rõ rệt nhất của chứng rối loạn lo âu.
  • Rơi vào trạng thái sợ hãi vô cớ: người bệnh như bị ám ảnh bởi một điều gì đó nhưng lại không rõ nguyên do và việc sống trong nỗi sợ hãi lâu ngày sẽ làm tâm lý bị tổn thương cực kỳ nghiêm trọng.
Người bị rối loạn lo âu khó giữ bình tĩnh
Người bị rối loạn lo âu khó giữ bình tĩnh

Triệu chứng thực thể

Triệu chứng của rối loạn lo âu có thể thể hiện qua các dấu hiệu như:

  • Tiêu hóa: buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy.
  • Hô hấp: khó thở, nghẹt sặc.
  • Thần kinh: chóng mặt, hoa mắt, ngất xỉu, đổ mồ hôi, nóng lạnh.
  • Tim mạch: trống ngực, nhịp tim nhanh.
  • Cơ xương khớp: căng cơ, đau ngực/tức ngực.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân của chứng rối loạn lo âu phát sinh trong bối cảnh các yếu tố sinh lý xã hội điển hình chứ không từ gen hay từ vấn đề tâm lý khác tác động. Một số nguyên nhân phổ biến gây bệnh có thể kể đến như:

  • Căng thẳng quá độ, sang chấn tâm lý: nguyên nhân phổ biến nhất.
  • Xu hướng di truyền trong gia đình.
  • Nhiều chất dẫn truyền thần kinh liên quan đến sự phát triển của chứng rối loạn lo âu: GABA, glutamate, serotonin, norepinephrine và dopamine.
  • Một số rối loạn bệnh lý: hen suyễn, loạn nhịp tim, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), suy tim, cường giáp, hội chứng Cushing và u tế bào ưa crôm.
  • Các loại thuốc dùng để điều trị một số rối loạn bệnh lý: hen suyễn (albuterol, corticosteroid, theophylline), rối loạn tăng động/giảm chú ý (thuốc kích thích và các chất kích thích khác), bệnh cường giáp (levothyroxine, liothyronine), dị ứng theo mùa (thuốc kháng histamine và thuốc chống sung huyết mũi), rối loạn co giật (phenytoin), Parkinson (levodopa).
  • Sử dụng chất kích thích, chất cấm: cà phê, rượu, bia, thuốc lá, ma túy,…
Sử dụng chất kích thích là yếu cơ gây rối loạn lo âu
Sử dụng chất kích thích là yếu cơ gây rối loạn lo âu

Điều trị rối loạn lo âu

Với ưu điểm lành tính, không tác dụng phụ, các phương pháp Y học cổ truyền được chứng minh mang lại hiệu quả cao trong việc nâng cao chất lượng tinh thần cho người bệnh.

Châm cứu

Châm cứu là phương pháp dùng kim tác động lên các phương huyệt làm giải tỏa lưu thông giúp điều hòa lại dòng năng lượng.

Các nghiên cứu khoa học hiện đại đã chỉ ra rằng châm cứu giúp kích thích sản xuất dopamine, endorphin và serotonin – những chất dẫn truyền thần kinh và hormone có tác dụng điều hòa giấc ngủ, cải thiện sức khỏe tinh thần.

Châm cứu có tác dụng điều hòa giấc ngủ, cải thiện sức khỏe tinh thần
Châm cứu có tác dụng điều hòa giấc ngủ, cải thiện sức khỏe tinh thần

Phương huyệt sử dụng điều trị rối loạn lo âu: bách hội, tứ thần thông, suất cốc, phong trì,… Nếu kèm triệu chứng đau đầu thì châm thêm huyệt thái dương, dương bạch,…

Có thể áp dụng thêm phương pháp cứu ấm (dùng ngải cứu hơ lên các đầu kim châm) trong điều trị.

Xoa bóp bấm huyệt

Xoa bóp bấm huyệt giúp bệnh nhân rối loạn lo âu giảm căng thẳng, tác động đến dây thần kinh làm tăng cảm giác thư giãn và tăng cường năng lượng cho cơ thể.

Xoa bóp bấm huyệt làm tăng cảm giác thư giãn
Xoa bóp bấm huyệt làm tăng cảm giác thư giãn

Đây là phương pháp dùng tay áp lực nhẹ nhàng lên các huyệt đạo, kích thích lưu thông tuần hoàn, làm giảm căng thẳng và tăng cường năng lượng cho cơ thể.

Phương huyệt sử dụng trong xoa bóp bấm huyệt tương tự với phương pháp châm cứu.

Thuốc Đông y

Có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng, các hợp chất có trong thuốc Đông y mang lại nhiều lợi ích cho việc hỗ trợ điều trị chứng rối loạn lo âu.

Bài thuốc dùng tiểu hồi hương

  • Bao gồm: tiểu hồi hương, thục phụ tử long đản thảo, sơn thù du, long xỉ, trần bì, thục địa đản nam tinh, ngô thù du.

Bài thuốc dùng táo nhân

  • Bao gồm: táo nhân, sinh long mẫu; nguyên nhục, thái tử sâm, thạch xương bồ; bách hợp; liên tử tâm, trần bì; phục linh; phù tiểu mạch; thần sa và chích cam thảo.

Bài thuốc dùng bạc hà

  • Có thể dùng bạc hà ăn sống như một loại rau thơm hoặc có thể xay lấy nước uống hoặc ép dạng tinh dầu để thoa giúp giảm đau đầu.
Uống trà xanh mỗi ngày giúp giảm căng thẳng
Uống trà xanh mỗi ngày giúp giảm căng thẳng

Bài thuốc dùng trà xanh

  • Trà xanh hãm với nước nóng giống như trà, có thể uống hàng ngày.

Bài thuốc Can khí uất

  • Bao gồm: bạc hà, sài hồ, phục thần, bạch truật, sinh địa, gừng nướng, cam thảo, táo 3 quả, trần bì, mạch môn, hàng cầm, bán hạ.

Bài thuốc dùng Thục địa

  • Bao gồm: 12g thục địa, táo nhân, phục thần, hoàng kì, đẳng sâm, đương quy, mạch môn. 16g, bạch truật, hạt sen 16g, 4g quế nhục, cam thảo, mộc hương.

Bài thuốc dùng nấm linh chi

Đun nấm linh chi sắc với nước uống hàng ngày, duy trì ngày uống 3 lần.