THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM Ở NGƯỜI TRẺ TUỔI

Tưởng chừng thoát vị đĩa đệm chỉ xảy ra với người lớn tuổi, khi hệ thống xương khớp dần thoái hóa theo thời gian. Nhưng ngày nay càng có nhiều trường hợp người trẻ mắc thoát vị đĩa đệm, kể cả những người mới bước qua ngưỡng 20. Vậy nguyên nhân chính là do đâu?

VÌ SAO NGƯỜI TRẺ TUỔI BỊ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM?

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy của đĩa đệm thoát ra khỏi vòng xơ, gây chèn ép lên dây thần kinh làm người bệnh cảm thấy đau nhức và tê bì.

  • Những nguyên nhân chính gây thoát vị đĩa đệm bao gồm:
  • Làm việc, vận động sai tư thế.
  • Tập luyện thể dục thể thao quá sức, sai động tác và tư thế.
  • Chấn thương ở vùng lưng, vùng cổ.
  • Mắc các bệnh lý vùng cột sống như: cong gù vẹo, thoái hóa cột sống,…
  • Yếu tố di truyền.
  • Tuổi tác.

Ngoài ra, có một số yếu tố nguy cơ của bệnh thoát vị đĩa đệm như:

  • Cân nặng của cơ thể.
  • Nghề nghiệp phải lao động chân tay,mang vác nặng, sai tư thế.

THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM Ở NGƯỜI TRẺ TUỔI CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Bởi vì biểu hiện ban đầu của thoát vị không rõ ràng, chỉ là thi thoảng xuất hiện những cơn đau mỏi ở vùng cổ vai gáy hoặc lưng, nên người bệnh thường lơ là. Chính tâm lý chủ quan là nguyên nhân làm tình trạng thoát vị ngày càng nặng hơn vì không được điều trị sớm.

Đối với trường hợp thoát vị đĩa đệm nhẹ, người bệnh chỉ thấy đau nhức vùng cột sống cổ hoặc cột sống thắt lưng, thi thoảng kèm theo tê bì chân tay. Nếu những điều trên kéo dài sẽ làm ảnh hưởng đến công việc và gây trở ngại trong sinh hoạt.

Tệ hơn, nếu thoát vị đĩa đệm đã ở mức nặng (rách bao xơ, nhân nhầy thoát ra chèn vào rễ thần kinh và ống sống) có thể gây yếu liệt. Nhiều trường hợp còn dẫn tới rối loạn làm rối loạn đại tiểu tiện, ảnh hưởng cuộc sống người bệnh và cả người thân.

PHÒNG TRÁNH THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM

Để đề phòng những trường hợp bệnh thoát vị đĩa đệm chuyển biến nặng, mọi người cần có ý thức bảo vệ sức khỏe và phòng tránh bằng những việc như:

Tập thể dục thể thao đều đặn

Thường xuyên tập các bài tập nhẹ nhàng như thái cực quyền, bơi lội, yoga, đi bộ, chạy bộ,… giúp tăng cường sự dẻo dai cho khớp, phòng ngừa thoát vị đĩa đệm từ khi còn trẻ.

Điều chỉnh tư thế làm việc

Ngồi làm việc giữ thẳng lưng, thẳng cổ. Nên đổi tư thế và vận động nhẹ sau mỗi 30 phút ngồi làm việc.

Duy trì cân nặng hợp lý

Tránh để thừa cân béo phì, duy trì cân nặng hợp lý (theo chỉ số BMI) để giảm bớt áp lực lên các đốt sống và hệ thống xương khớp.

Tránh mang vác nặng nề, làm việc quá sức

Hãy chọn tư thế đúng khi mang vác và di chuyển các vật nặng. Sử dụng sức trong tầm kiểm soát, không nên cố gắng vượt ngưỡng chịu đựng của cơ thể.

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Bổ sung đầy đủ các nhóm chất trong bữa ăn hàng ngày. Tăng cường nhóm thực phẩm giàu canxi, vitamin D, omega 3,… giúp nâng cao độ chắc khỏe của đĩa đệm cũng như xương khớp.

Hạn chế tối đa các chất kích thích

Những chất kích thích có trong thuốc lá, chất cồn làm giảm khả năng tiếp nhận oxy và chất dinh dưỡng của đĩa đệm, khiến quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Nên kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần để phát hiện và tìm phương pháp chữa trị phù hợp để tránh những biến chứng đáng tiếc.

Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế cho lời khuyên của Bác sĩ.

Phòng khám Ánh An là địa chỉ khám – điều trị các bệnh lý Cơ – Xương – Khớp kết hợp giữa 2 phương pháp Y học cổ truyền và Y học hiện đại giúp người bệnh:

  • Gia tăng cơ chế phục hồi
  • Khôi phục chất lượng cuộc sống
  • Đạt hiệu quả điều trị cao với liệu trình ngắn

Nếu bạn đang gặp phải các vấn đề về cơ xương khớp, hãy liên hệ ngay với Phòng khám Ánh An để được tư vấn miễn phí.

PHÒNG KHÁM ÁNH AN

🏥 Địa chỉ: 551 Lạc Long Quân, phường 10, quận Tân Bình, TP.HCM

☎️ Hotline: 0909.205.333

📍 Ánh An – Đồng Hành Sức Khỏe Bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *