THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CÓ NÊN CHẠY BỘ KHÔNG?

Ngoài thắc mắc những phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả, người bệnh còn quan tâm đến chế độ tập luyện hàng ngày để cơ thể khỏe mạnh. “Thoát vị đĩa đệm có nên chạy bộ không?” là thắc mắc của nhiều người bệnh. Câu trả lời sẽ được nêu rõ trong bài viết dưới đây.

NGƯỜI BỊ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CÓ NÊN CHẠY BỘ KHÔNG?

Người mắc thoát vị đĩa đệm thường gặp các triệu chứng đau nhức vùng cổ sống gây ra khó khăn trong sinh hoạt. Có một số nhận định chạy bộ là hình thức vận động mạnh, quá sức đối với đĩa đệm và xương khớp.

Một số chứng minh cho rằng nhận định trên là không chính xác. Nếu chạy bộ đúng cách sẽ giúp ích rất nhiều cho người bệnh thoát vị đĩa đệm. Nhưng đối với một số trường hợp nặng, người bệnh cần tham khảo ý kiến Bác sĩ xem có nên chạy bộ hay không.

CHẠY BỘ THẾ NÀO CHO ĐÚNG ĐỐI VỚI NGƯỜI BỊ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM?

Chạy bộ được chứng minh mang lại nhiều lợi ích cho người thoát vị đĩa đệm như giúp các khớp xương được thả lỏng, đốt sống trở lên linh hoạt hơn. Tuy nhiên bạn cần chạy bộ đúng cách để tránh gây ra tổn thương cho đĩa đệm của mình.

  • Khởi động, làm nóng cơ thể kỹ càng trước chạy bộ.
  • Nên đi bộ nhẹ nhàng trước khi bắt đầu tăng tốc bước chạy. Chạy với cường độ nhẹ nhàng, tránh tăng tốc gấp gáp.
  • Chỉ chạy trong ngưỡng mà cơ thể chịu được, không nên ép cơ thể phải chạy quá sức.
  • Nên chạy ở những địa hình bằng phẳng, tránh chọn nên gồ ghề hoặc có dốc cao.
  • Nên đi bộ thả lỏng sau khi chạy để thư giãn xương khớp và nhịp tim.

NGƯỜI BỊ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM NÊN TẬP GÌ?

Bên cạnh chạy bộ, người bị thoát vị đĩa đệm còn có thể tập thêm các bài tập và môn thể thao tốt cho đĩa đệm và xương khớp như:

Bơi lội

Bơi lội có tác dụng giảm bớt áp lực tác động lên các khớp, giải tỏa sức ép của đĩa đệm, từ đó làm thuyên giảm cơn đau.

Sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận tay, chân, đầu và cổ khi bơi lội giúp hệ xương khớp được cải thiện hiệu quả. Chưa kể, việc hít thở khi bơi cũng hỗ trợ tăng cường lưu thông máu và oxy, hạn chế tình trạng viêm đĩa đệm đốt sống.

Đi bộ

Đây được xem là môn thể thao được  các chuyên gia khuyến khích cho người bị thoát vị đĩa đệm.

Sự vận động nhẹ nhàng khi bước đi cùng việc hít thở đều đặn giúp thư giãn xương khớp và tinh thần, vô cùng có ích cho cột sống.

Lưu ý nên thẳng lưng và cổ, kết hợp đánh tay nhẹ nhàng khi đi, nên đi bộ vào buổi sáng hoặc chiều khoảng 30 – 40 phút.

Đạp xe

Đạp xe giúp kéo giãn cột sống, giải phóng áp lực lên đĩa đệm, đồng thời cải thiện hoạt động của hệ cơ xương khớp và dây chằng và tăng cường lưu thông máu. Nhờ đó, hệ thần kinh không bị chèn ép, giúp cơn đau thoát vị đĩa đệm giảm bớt đáng kể.

Tuy nhiên, đạp xe cũng phải đảm bảo các tư thế đúng như thẳng lưng, thẳng đầu. Nên bắt đầu đạp xe nhẹ nhàng và thực hiện đều đặn.

Tập xà đơn

Các động tác như đu xà đơn giúp kéo giãn cột sống, làm giảm áp lực lên đĩa đệm. Ngoài ra, chúng còn hỗ trợ giảm tình trạng chèn ép dây thần kinh, làm dịu những cơn đau thoát vị đĩa đệm.

Cách thực hiện tập xà đơn tốt nhất là treo mình lên xà khoảng 45 giây rồi thả người xuống, thực hiện mỗi tuần 3 lần. Lưu ý nên khởi động cơ thể trước khi tập luyện.

Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế cho lời khuyên của Bác sĩ.

Phòng khám Ánh An là địa chỉ khám – điều trị các bệnh lý Cơ – Xương – Khớp kết hợp giữa 2 phương pháp Y học cổ truyền và Y học hiện đại giúp người bệnh:

  • Gia tăng cơ chế phục hồi
  • Khôi phục chất lượng cuộc sống
  • Đạt hiệu quả điều trị cao với liệu trình ngắn

Nếu bạn đang gặp phải các vấn đề về cơ xương khớp, hãy liên hệ ngay với Phòng khám Ánh An để được tư vấn miễn phí.

PHÒNG KHÁM ÁNH AN

🏥 Địa chỉ: 551 Lạc Long Quân, phường 10, quận Tân Bình, TP.HCM

☎️ Hotline: 0909.205.333

📍 Ánh An – Đồng Hành Sức Khỏe Bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *