Suy gan là vấn đề gan không còn đảm bảo nhiệm vụ chuyển hóa và khó có khả năng phục hồi sau tổn thương. Thông thường suy gan diễn ra trong nhiều năm, tuy nhiên vẫn có trường hợp suy gan cấp tính, xảy ra nhanh chóng và nguy hiểm đến tính mạng.

SUY GAN LÀ GÌ?

Suy gan là tình trạng chức gan suy giảm và dần mất đi nhiệm vụ vốn có như: loại bỏ chất độc hại, chống nhiễm trùng, sản xuất protein giúp đông máu và tạo ra mật phục vụ cho quá trình tiêu hóa thức ăn. Ngoài ra, khi được chẩn đoán mắc suy gan, đó có thể là cảnh báo giai đoạn cuối của các bệnh về gan khác.

4 GIAI ĐOẠN CỦA SUY GAN

Suy gan thường diễn ra theo 4 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Viêm

Đây là giai đoạn đầu tiên của suy gan, gan bị viêm và có thể hoạt động yếu hơn bình thường.

Ở giai đoạn này, các triệu chứng thường không rõ ràng, người bệnh không cảm thấy khó chịu hay đau đớn.

Nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, gan có thể hồi phục hoàn toàn.

Giai đoạn 2: Xơ hóa

Nếu tình trạng viêm gan không được điều trị, các mô sẹo sẽ bắt đầu hình thành trong gan.

Mô sẹo tích tụ dần dần, cản trở lưu thông máu và ảnh hưởng đến chức năng của các bộ phận khác trong cơ thể.

Ở giai đoạn này, gan vẫn có khả năng được chữa lành nếu được điều trị tích cực.

Giai đoạn 3: Xơ gan

Mô sẹo bắt đầu phát triển nhiều hơn, thay thế dần các mô gan khỏe mạnh.

Chức năng gan bị suy giảm nghiêm trọng, dẫn đến nhiều triệu chứng như:

  • Mệt mỏi, vàng da, buồn nôn, nôn
  • Chảy máu cam, bầm tím dễ dàng
  • Phù nề bụng, chân tay
  • Rối loạn ý thức

Ở giai đoạn này, việc điều trị trở nên khó khăn hơn và có thể chỉ giúp cải thiện triệu chứng chứ không thể chữa khỏi hoàn toàn.

Giai đoạn 4: Suy gan giai đoạn cuối

Đây là giai đoạn nguy hiểm nhất của suy gan, chức năng gan đã suy giảm đến mức không thể phục hồi.

Ghép gan là phương pháp điều trị duy nhất có thể cứu sống bệnh nhân.

Nếu không được ghép gan, người bệnh có nguy cơ tử vong rất cao do các biến chứng như:

  • Chảy máu trong
  • Tích nước trong bụng
  • Phù não
  • Mất chức năng thận
  • Các vấn đề về phổi

NGUYÊN NHÂN GÂY SUY GAN

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng suy gan, phổ biến nhất có thể kể đến như:

  • Nhiễm virus: Phổ biến nhất là virus viêm gan B, thường đồng nhiễm viêm gan D, viêm gan C (không phổ biến), viêm gan A, viêm gan E (đặc biệt là nếu mắc phải trong khi mang thai). Một số virus khác có thể bao gồm: cytomegalovirus, Epstein – Barr, herpes simplex, virus herpes 6 ở người, parvovirus B19, varicella-zoster, virus gây sốt xuất huyết.
  • Nhiễm thuốc: thuốc kháng sinh (đáng chú ý là amoxicillin/clavulanate), halothane, hợp chất sắt, isoniazid, thuốc chống viêm không steroid (NSAID), một số hợp chất trong các sản phẩm thảo dược và nấm Amanita phalloides.
  • Nhiễm chất độc: phổ biến nhất là acetaminophen.
  • Ngoài ra, nghiện rượu và sử dụng các thuốc gây ảnh hưởng hệ thống enzym cytochrome P450 cũng là nguyên nhân gây viêm gan cấp.

Tham khảo: MSD MANUAL

TRIỆU CHỨNG CỦA SUY GAN

Bệnh suy gan thường hình thành và diễn ra trong nhiều năm. Ban đầu, người bệnh khó nhận ra các dấu hiệu, đến khi bệnh tiến triển đến giai đoạn nặng thì triệu chứng mới rõ rệt hơn.

Một số triệu chứng thường gặp của suy gan:

Thay đổi tâm thần:

– Rối loạn ý thức: Suy gan có thể dẫn đến các thay đổi về ý thức, từ lú lẫn nhẹ đến hôn mê sâu.

– Bồn chồn, kích động: Người bệnh có thể trở nên bồn chồn, lo lắng, kích động hoặc thậm chí hung hăng.

– Suy giảm chức năng nhận thức: Khó tập trung, ghi nhớ, đưa ra quyết định.

– Thay đổi hành vi: Có thể thay đổi hành vi thất thường, khác với tính cách trước đây.

Vàng da, vàng mắt:

– Da và niêm mạc mắt chuyển màu vàng do sự tích tụ bilirubin trong máu. Bilirubin là sản phẩm thải của quá trình phân hủy hồng cầu.

– Màu vàng có thể xuất hiện ở da mặt, mắt, lòng bàn tay, lòng bàn chân và các niêm mạc khác.

– Nặng hơn, có thể vàng cả nước tiểu và phân.

Mệt mỏi, chán ăn, ho, khó tiểu tiện:

– Mệt mỏi: Suy gan có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, uể oải, thiếu năng lượng.

– Chán ăn: Do buồn nôn, nôn mửa hoặc cảm giác đầy bụng, người bệnh có thể chán ăn, giảm cân.

– Ho: Do tích tụ dịch trong khoang màng phổi.

– Khó tiểu tiện: Do tích tụ dịch trong khoang bụng.

Hơi thở mùi gan (mùi hôi hoặc ngọt):

– Mùi hôi: Do sự tích tụ các chất độc hại trong máu, có thể dẫn đến hơi thở có mùi hôi, tanh.

– Mùi ngọt: Do sự tích tụ axit lactic trong máu, có thể dẫn đến hơi thở có mùi ngọt, trái cây.

Nhịp tim nhanh, thở nhanh:

– Nhịp tim nhanh: Do cơ thể cố gắng bù đắp cho lượng oxy thấp trong máu.

– Thở nhanh: Do tích tụ dịch trong phổi hoặc do tình trạng nhiễm trùng.

Hạ huyết áp (có thể xảy ra khi có hoặc không có nhiễm trùng huyết):

– Huyết áp thấp: Do suy giảm chức năng gan trong việc sản xuất protein giúp duy trì huyết áp.

– Nhiễm trùng huyết: Suy gan có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng huyết, một tình trạng nhiễm trùng lan rộng trong máu, có thể dẫn đến hạ huyết áp nguy hiểm đến tính mạng.

Các dấu hiệu của phù não:

– Ngủ gà: Buồn ngủ liên tục, khó tỉnh táo.

– Hôn mê: Mất ý thức hoàn toàn, không phản ứng với kích thích.

– Nhịp tim chậm: Tốc độ đập tim chậm hơn bình thường.

– Cao huyết áp: Huyết áp tăng cao do tăng áp lực trong não.

ĐIỀU TRỊ SUY GAN BẰNG PHƯƠNG PHÁP Y HỌC CỔ TRUYỀN TẠI ÁNH AN HEALTHCARE

Tại Ánh An Healthcare, để chữa trị suy gan hiệu quả, các Bác sĩ Y học cổ truyền tập trung tìm ra căn nguyên và dựa vào triệu chứng để đưa ra bài thuốc thích hợp cho người bệnh.

Can nhiệt tỳ thấp

  • Lâm sàng: miệng đắng không muốn ăn, bụng đầy chướng, ngực sườn đầy tức, miệng khô nhợt, nóng đau nhiều ở vùng gan, da vàng sạm, tiểu tiện vàng, đại tiện táo nhớt, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch huyền.
  • Phương pháp chữa: thanh nhiệt lợi thấp, thái hoàng, kiện tỳ trừ thấp.

Can uất tỳ hư khí trệ

  • Lâm sàng: đau tức nặng vùng hạ sườn phải, ngực đầy tức, miệng đắng, ăn kém, người mệt mỏi, đại tiện nát, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch huyền.
  • Phương pháp chữa: sơ can, kiện tỳ, lý khí.

Can âm bị thương tổn

  • Lâm sàng: đầu choáng, hồi hộp, ngủ ít, hay mê, lòng bàn chân, bàn tay nóng, khát nước, miệng khô, hay tức giận, chất lưỡi đỏ, táo bón, nước tiểu vàng, mạch huyền sác.
  • Phương pháp chữa: bổ can âm (tư dưỡng can âm).

Khí trệ huyết ứ (can huyết, can khí ứ trệ)

  • Lâm sàng: sắc mặt tối sạm, môi thâm, lưỡi tím, lách to, người gầy, ăn kém, đại tiện táo hay nát, nước tiểu vàng ít, chất lưỡi đỏ, hoặc có điểm ứ huyết, rêu lưỡi vàng dính, mạch huyền sác.
  • Phương pháp chữa: sơ can lý khí, hoạt huyết.

Tại Ánh An Healthcare, việc phối hợp phương pháp Y học Cổ truyền với các phương pháp hiện đại của Vật lý trị liệu – Phục hồi Chức năng giúp gia tăng hiệu quả điều trị, rút ngắn thời gian và tiết kiệm chi phí.