NGƯU TẤT

Tên khoa học: Radix Achyranthis bidentatae.

Bộ phận dùng: rễ đã phơi hay sấy khô của cây Ngưu tất.

Thành phần hóa học: Saponin, phytosterol, phytoecdysteroids, saccharide.

Tính vị quy kinh: vị đắng, chua, tính bình, quy kinh Can, Thận.

Công năng: hoạt huyết, thông kinh, bổ Can Thận, mạnh gân cốt, lợi thủy thông lâm.

Tác dụng theo Y học hiện đại: chống đông máu và chống huyết khối, chống xơ vữa mạch, điều hòa hệ miễn dịch, giảm đau, kháng viêm, chống viêm khớp, chống loãng xương, chống lão hóa, hạ áp, giảm mỡ máu, bảo vệ tế bào thần kinh, bảo vệ tế bào, nội mô, điều hòa chuyển hóa glucose và hạ đường huyết.

Chủ trị:

  • Hoạt huyết, thông kinh: dùng trong các trường hợp kinh nguyệt bế, kinh nguyệt không đều, dùng Ngưu tất 20g sắc uống, có thể thêm ít rượu trắng.
  • Bổ Can Thận, mạnh gân cốt: dùng cho các bệnh đau khớp, đau xương sống, đặc biệt đối với khớp của chân. Nếu là phong thấp hư hàn thì phối hợp với Quế chi, Cầu tích, Tục đoạn. Nếu là phong thấp nhiệt, thì phối hợp với Hoàng bá.
  • Lợi niệu, thông lâm: dùng trong các trường hợp tiểu tiện đau buốt, tiểu tiện ra sỏi đục, dùng Ngưu tất 20g sắc thêm rượu uống.
  • Chi huyết: dùng trong các trường hợp hỏa độc bốc lên gây nôn ra máu, chảy máu cam.
  • Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp, do tác dụng làm giảm cholesterol trong máu.

Liều dùng: ngày dùng từ 8 – 12g, dạng thuốc sắc.

Kiêng kỵ: phụ nữ có thai, băng huyết.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *