Điều trị thoát vị đĩa điệm

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý cơ xương khớp tưởng chừng như chỉ xuất hiện ở người lớn tuổi do quá trình lão hóa cơ thể. Nhưng hiện nay, căn bệnh này ngày càng có xu hướng trẻ hóa (phổ biến nhất là từ 30 – 60 tuổi) do chế độ sinh hoạt không lành mạnh.

THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM LÀ GÌ?

Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi lớp nhân nhầy đĩa đệm giữa các đốt sống lưng hoặc cổ di chuyển ra khỏi vị trí vốn có làm đè và chèn ép lên các dây thần kinh  gây đau nhức.

Thoát vị đĩa đệm đè và chèn ép lên các dây thần kinh lân cận
Thoát vị đĩa đệm đè và chèn ép lên các dây thần kinh lân cận

4 giai đoạn thoát vị đĩa đệm

Giai đoạn 1: suy thoái đĩa đệm

Ở giai đoạn đầu tiên của thoát vị đĩa đệm, bao xơ đĩa đệm bắt đầu tổn thương và dần thoái hóa. Nhân nhầy trong đĩa đệm có dấu hiệu biến dạng tuy nhiên chúng vẫn nằm nguyên trong bao xơ, chưa dẫn đến nứt rách.

Giai đoạn này sẽ xuất hiện những cơn đau thoáng qua, bệnh nhân sẽ không nhận ra mình mắc bệnh.

Giai đoạn 2: lồi đĩa đệm

Giai đoạn này bao xơ bị rách một phần, xuất hiện dấu hiệu phình to và các vết nứt nhỏ, vết rách trên bề mặt bao xơ tạo thành ổ lồi khu trú. Đĩa đệm bắt đầu phình to ra, đè lên dây thần kinh tủy sống hoặc đè lên cấu trúc xương xung quanh.

Bệnh nhân bắt đầu cảm nhận được những cơn đau với tần suất trung bình, dễ nhận biết hơn so với giai đoạn đầu. Một số bệnh nhân bị chèn ép dây thần kinh nặng có thể gặp những cơn đau dữ dội.

4 giai đoạn của thoát vị đĩa đệm
4 giai đoạn của thoát vị đĩa đệm

Giai đoạn 3: thoát vị đĩa đệm

Giai đoạn này bao xơ bị rách toàn phần, nhân nhầy thoát ra ngoài tràn vào tủy sống, gây chèn ép rễ thần kinh quanh vùng cột sống lưng, đốt sống cổ gây ra các triệu chứng rõ ràng.

Bệnh nhân sẽ thường xuyên phải chịu những cơn đau nhức tệ hơn với mật độ dày đặc, tê bì, chuột rút,… làm giảm khả năng vận động rõ rệt.

Giai đoạn 4: thoát vị có mảnh rời

Đây là giai đoạn cực kỳ nguy hiểm cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm. Bao xơ và vòng sụn đã xơ hóa toàn bộ, nhân nhầy thoát ra ngoài kèm theo hiện tượng tách khỏi phần đĩa đệm. Nhân nhầy chèn ép mạnh các rễ thần kinh, các đốt sống hư và xẹp lại, gây tổn thương trực tiếp lên thần kinh.

Bệnh nhân đau đớn nhiều, không thể đứng hoặc ngồi như bình thường, nhiều người bị teo cơ, liệt cơ dẫn đến bại liệt, mất chức năng kiểm soát tiểu tiện, đại tiện và mất khả năng vận động.

2 dạng thoát vị đĩa đệm phổ biến

Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên cột sống, nhưng phổ biến nhất là ở vùng lưng dưới (thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng) và cổ (thoát vị đĩa đệm cột sống cổ). Do 2 vùng thắt lưng và cổ là phần linh hoạt của cột sống, và vì đĩa đệm vùng này được cử động nhiều nhất nên dễ bị hao mòn và tràn nhân nhầy.

  • Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng: chủ yếu ở đốt sống L4, L5 hoặc L5,S1.
  • Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ: chủ yếu ở đốt sống C5, C6 và C7.

Đối tượng dễ mắc bệnh

Thoát vị đĩa đệm thường xảy ra với những đối tượng như:

  • Người làm công việc nặng nhọc, công việc văn phòng.
  • Người tập luyện các môn thể thao có cường độ cao.
  • Tình trạng thừa cân, béo phì.
  • Người mắc các bệnh lý cột sống: thoái hóa, cong vẹo, gai cột sống,…
  • Người có thói quen sinh hoạt không lành mạnh: ngồi khom lưng, rướn cổ, nằm gối quá cao,…
  • Người lớn tuổi,…

TRIỆU CHỨNG CỦA THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM

Nếu thoát vị ở mức độ nhẹ hoặc không đè lên dây thần kinh, bệnh nhân có thể sẽ không cảm nhận được mình đang có bệnh.

Đối với những người bị thoát vị nặng hơn và ảnh hưởng đến dây thần kinh, cơn đau có thể trở nên nghiêm trọng và dai dẳng. Bệnh nhân thường cảm nhận được cơn đau xuất hiện ở một bên cơ thể và có thể đau lan xuống cánh tay (nếu thoát vị đĩa đệm ở cổ) hoặc chân (nếu thoát vị đĩa đệm thắt lưng).

Các dấu hiệu và triệu chứng khác của thoát vị đĩa đệm bao gồm:

  • Đau nhức âm ỉ ở một bên cơ thể.
  • Đau khi ho, hắt hơi hoặc cử động cổ, lưng.
  • Cảm giác tê bì, ngứa ran hoặc nóng rát do dây thần kinh bị chèn ép.
  • Cơn đau trở nên nặng hơn khi ngồi, đứng, đi lại và cúi người.
  • Có thể ảnh hưởng đến khả năng nâng tay, cầm nắm do yếu cơ hoặc co thắt.
  • Đi khập khiễng, kém thăng bằng do yếu và/hoặc đau.
  • Phản xạ chậm.
  • Khó đứng dậy khi đang ngồi.
  • Tư thế xấu.
  • Mất kiểm soát ruột hoặc bàng quang (có thể là dấu hiệu của hội chứng đuôi ngựa).

NGUYÊN NHÂN GÂY THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh thoát vị đĩa đệm, trong đó những hành động tác động trực tiếp đến cột sống là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh.

Nguyên nhân phổ biến

  • Tư thế sai trong sinh hoạt, làm việc, thường mang vác vật nặng.
  • Quá trình lão hóa do tuổi tác.
  • Té ngã, tai nạn gây chấn thương.
Mang vác nặng là nguyên nhân phổ biến gây thoát vị đĩa đệm
Mang vác nặng là nguyên nhân phổ biến gây thoát vị đĩa đệm

Yếu tố nguy cơ

  • Cân nặng dư thừa làm tăng áp lực lên cột sống.
  • Đặc thù nghề nghiệp phải ngồi nhiều, mang vác nặng, cúi gập người,…
  • Bệnh lý cột sống như thoái hóa cột sống, gù vẹo cột sống,…

BIẾN CHỨNG CỦA THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh cơ xương khớp để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, nếu tình trạng bệnh kéo dài, bệnh nhân sẽ bị đau mạn tính kéo theo nhiều hệ lụy thậm chí là tàn tật vĩnh viễn.

Nguy cơ bại liệt, tàn phế từ thoát vì đĩa đệm
Nguy cơ bại liệt, tàn phế từ thoát vì đĩa đệm

Một số biến chứng nguy hiểm của thoát vị đĩa đệm nếu không được điều trị kịp thời:

  • Tổn thương thần kinh cánh tay.
  • Khó khăn khi vận động các chi, mất khả năng lao động.
  • Gây rối loạn cảm giác, tê tay, tê chân, mất cảm giác nóng, lạnh.
  • Tổn thương thần kinh tọa, không nhấc được mũi và gót chân, lâu ngày bị teo cơ chân.
  • Rối loạn bàng quang hoặc chức năng ruột, tiểu tiện và đại tiện không tự chủ.
  • Bại liệt, tàn phế.

ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM BẰNG VẬT LÝ TRỊ LIỆU

Tại Phòng khám Ánh An, sau quá trình thăm khám, các Bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất với tình trạng bệnh nhân, bao gồm các phương pháp chủ đạo:

Kéo giãn cột sống

  • Làm giảm áp lực nội đĩa đệm, dẫn tới làm tăng lượng dịch thẩm thấu vào đĩa đệm, tăng dinh dưỡng cho đĩa đệm giúp nhân nhầy, đĩa đệm căng phồng trở lại, có thể giúp thu nhỏ đĩa đệm
  • Điều chỉnh sai lệch khớp đốt sống và cột sống
  • Giảm chèn ép thần kinh
  • Giãn cơ thụ động

Điện trị liệu

Giảm đau, giảm co thắt, tăng sự tuần hoàn, chuyển hóa, giảm phù nề, tăng cường miễn dịch- dịch thể và tế bào, giúp giảm viêm.

Siêu âm trị liệu

Tăng tuần hoàn máu cục bộ do tăng nhiệt độ, tăng tính thấm của mạch máu và tổ chức, làm giãn cơ, giảm đau do kích kích các thụ thể thần kinh, tăng tính hấp thu dịch nề, tăng trao đổi chất, tăng dinh dưỡng và tái sinh tổ chức.

Sóng xung kích: 

  • Kích thích quá trình sửa chữa và tái tạo mô: kích thích quá trình tái tạo mạch máu, cải thiện tình trạng cấp máu tại khu vực tổn thương tạo thuận lợi cho quá trình tái tạo mô.
  • Tăng cường sản xuất collagen cho quá trình sửa chữa cho các cấu trúc bị hư hỏng.
  • Làm giảm đau, ức chế sự co cơ, tăng cường phân tán chất trung gian dẫn truyền giảm đau.
  • Phục hồi vận động do làm tan sự vôi hóa của các nguyên bào sợi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *