Viêm Gân

Viêm gân là tình trạng gân/bao gân bị tổn thương gây đau nhức, cản trở hoạt động của người bệnh. Hầu hết viêm gân có thể được điều trị bằng cách nghỉ ngơi, y học cổ truyền, vật lý trị liệu và dùng thuốc để giảm đau.

Viêm Gân Là Gì?

Viêm gân là tình trạng viêm của các sợi dây dày gắn cơ với xương – những dây này được gọi là gân, gây đau nhức bên ngoài khớp. Viêm gân có thể xảy ra ở bất kỳ gân nào. Nhưng nó phổ biến nhất ở vùng vai, khuỷu tay, cổ tay, đầu gối và gót chân.

Các dạng viêm gân thường gặp:

  • Viêm gân gót chân Achilles.
  • Viêm lồi cầu trong xương cánh tay (Golfer’s elbow).
  • Viêm gân bánh chè.
  • Viêm gân do hội chứng Tennis Elbow.
  • Viêm gân chóp xoay vai.
  • Viêm gân can bàn chân.

Triệu Chứng Của Viêm Gân

Các triệu chứng của viêm gân có xu hướng xảy ra khi gân bám vào xương, bao gồm:

  • Đau âm ỉ, đặc biệt là khi cử động chi hoặc khớp bị đau.
  • Sưng, nóng, đỏ, đau, hạn chế tầm vận động tại vị trí tổn thương.
  • Có cảm giác nứt hoặc ma sát khi cử động khớp.
  • Căng cứng khớp hay gân.
  • Có khối u hay nốt sần trên gân.

Khi nào cần gặp Bác sĩ?

Hầu hết các trường hợp viêm gân đều có thể hết khi tự chăm sóc. Nhưng hãy đến các cơ sở y tế uy tín nếu các triệu chứng không có dấu hiệu thuyên giảm sau vài ngày và cản trở các hoạt động hàng ngày của bạn.

Nguyên Nhân Và Yếu Tố Nguy Cơ Gây Viêm Gân

Nguyên nhân thường gặp

Viêm gân có thể xảy ra khi bạn gặp chấn thương bất ngờ. Nhưng việc lặp đi lặp lại một chuyển động lâu dài là nguyên nhân có nhiều khả năng xảy ra hơn. Hầu hết người bị viêm gân là vì họ có công việc hoặc sở thích liên quan đến những chuyển động lặp lại, làm gân bị căng dẫn đến viêm.

Một trường hợp viêm gân khác liên quan đến vận động quá sức hoặc sai tư thế trong khi làm việc hoặc chơi thể thao.

Yếu tố nguy cơ

Ngoài các nguyên nhân kể trên, viêm gân thường xảy ra với những đối tượng như:

  • Tuổi tác
  • Khi già đi, gân của con người trở nên kém linh hoạt hơn – điều này khiến gân dễ bị tổn thương hơn.
  • Công việc
  • Viêm gân phổ biến hơn ở những người có công việc như làm vườn, người lao động chân tay, nặng nhọc,…
  • Thực hiện các hoạt động khác
  • Khi thực hiện các hoạt động thể chất, những điều sau đây có thể làm tăng nguy cơ viêm gân:

+ Tăng đột ngột về số lượng hoặc độ khó của việc tập luyện.

+ Mang giày không phù hợp với chân.

+ Vận động trên các bề mặt cứng (như sàn bê tông,…).

+ Quá ít thời gian hồi phục sau chấn thương hoặc làm quen lại với hoạt động sau thời gian nghỉ ngơi.

+ Sai tư thế khi tập luyện.

Tham khảo: Mayo Clinic

Điều Trị Viêm Gân Tại Ánh An Healthcare

Tùy vào mức độ và vị trí viêm gân của người bệnh, các Bác sĩ của Ánh An Healthcare sẽ kiểm tra, đánh giá và đưa ra phương pháp điều trị tối ưu.

Biện pháp tại nhà

Đối với các trường hợp nhẹ, chỉ gây đau nhức và chưa cản trở quá mức đến hoạt động, người bệnh có thể áp dụng các giải pháp giảm đau tại nhà như:

  • Chườm lạnh khoảng 20 phút (đối với viêm cấp tính, chấn thương,…).
  • Dành thời gian nghỉ ngơi.
  • Tránh cử động mạnh vùng đang bị tổn thương.

Những trường hợp đau nhức dai dẳng, làm ảnh hưởng sức khỏe và sinh hoạt, người bệnh sẽ được chỉ định bảo tồn bằng các phương pháp Đông – Tây Y kết hợp để rút ngắn thời gian điều trị.

Y học cổ truyền điều trị viêm gân

Các phương pháp Y học cổ truyền hỗ trợ điều trị hiệu quả các triệu chứng của bệnh viêm gân:

  • Châm cứu: tác động của kim vào các huyệt vị tương ứng giúp kích thích dây thần kinh, cơ bắp và mô liên kết, thúc đẩy khả năng giảm đau tự nhiên của cơ thể.
  • Xoa bóp bấm huyệt: làm thư giãn và kích thích hoạt động của gân, giúp cho vùng gân đó tuần hoàn nhanh và tốt hơn, có thể có tác dụng tiêu sưng.

Phục hồi chức năng – Vật lý trị liệu điều trị viêm gân

Phương pháp Phục hồi chức – Vật lý trị liệu có tác dụng thúc đẩy quá trình tự làm lành ở những vị trí tổn thương của cơ thể:

  • Điện xung: giảm đau, giảm phù nề, chống viêm, kích thích hồi phục dẫn truyền thần kinh bị tổn thương,…
  • Siêu âm: giảm đau do tác dụng trực tiếp lên cảm thụ thần kinh, làm tăng hấp thu dịch nề làm giảm viêm, giảm phù nề, tăng trao đổi chất, tăng dinh dưỡng và tái sinh tổ chức,…
  • Laser: cải thiện tính thấm của màng tế bào do tác động vào màng tế bào, bình thường hóa áp lực nội và ngoại mạch làm giảm phù nề,…
  • Xung kích: phá vỡ các tổ chức xơ hóa, tân tạo mạch máu, cải thiện tình trạng cấp máu tại khu vực tổn thương tạo thuận lợi cho quá trình tái tạo lại mô,…

Tham khảo: BS. CKII. Nguyễn Tiến Tính

Tại Ánh An Healthcare, việc phối hợp Y học Cổ truyền với các phương pháp hiện đại của Vật lý trị liệu – Phục hồi Chức năng giúp gia tăng hiệu quả điều trị, rút ngắn thời gian và tiết kiệm chi phí.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *