TÍA TÔ

Tên khoa học: Perilla frutescens (L.) Britt.

Tính vị: vị cay, tính ôn.

Quy kinh: vào hai kinh Phế và Tỳ.

Công dụng và chủ trị:

Tô diệp (lá tía tô):

+ Vị cay, tính ấm; vào các kinh phế và tỳ; tác dụng phát biểu tán hàn (giải cảm lạnh), lý khí hòa trung (điều hòa chức năng tiêu hóa) và an thai.

+ Chủ trị ngoại cảm phong hàn, tỳ vị khí trệ (đầy bụng, tiêu hóa kém), thai động không yên, còn được dùng để giải độc tôm cua, mật cá.

Tô ngạnh (cành tía tô):

+ Vị cay ngọt, tính hơi ấm; vào 3 kinh phế, tỳ và vị; tác dụng lý khí giải uất, chỉ thống (giảm đau), an thai, làm mạnh dạ dày, chống nôn mửa.

+ Chủ trị ngực bụng đầy tức, thai động bất an.

Tác dụng theo YHHĐ:

  • Lá tía tô: giải nhiệt, trấn tĩnh và làm tăng đường huyết; nước cất lá tía tô ức chế với trực khuẩn ruột kết, trực khuẩn lỵ, tụ cầu khuẩn, một số nấm gây bệnh ngoài da.
  • Cành và lá tía tô: xúc tiến quá trình phân tiết dịch tiêu hóa, tăng cường nhu động dạ dày, ruột; giảm sự phân tiết dịch nhầy trong phế quản, hoãn giải sự co thắt phế quản, do đó tác dụng giảm ho, trừ đờm và cắt cơn hen suyễn.
  • Thuốc từ cây tía tô: chống đông máu, ức chế sự ngưng tập tiểu cầu, giảm độ đặc và độ dính của máu, bảo vệ tim mạch, chống oxy hóa, chống ung thư.

Liều dùng: lá và hạt ngày uống 10g, cành ngày uống 6 – 20g dưới dạng thuốc sắc.

Kiêng kỵ: người bị khí hư, âm hư, tỳ vị hư, bị phong hàn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *