Khó tiêu, đầy bụng sau ăn là những triệu chứng thường gặp liên quan đến rối loạn tiêu hóa. Để cải thiện tình trạng này, việc điều chỉnh chế độ ăn uống và thay đổi lối sống là vô cùng quan trọng. Bài viết sẽ cung cấp những kiến thức khoa học về nguyên nhân và cách điều trị chứng đầy bụng, khó tiêu tại nhà.
Khó tiêu là gì?
Chứng khó tiêu là một tập hợp các triệu chứng phức tạp liên quan đến đường tiêu hóa trên bao gồm: đau hoặc nóng rát vùng thượng vị, đầy bụng sau bữa ăn hoặc cảm giác no sớm. Các triệu chứng kèm theo như: buồn nôn/nôn, đầy hơi, ợ hơi hoặc ợ nóng.
Nguyên nhân gây khó tiêu chức năng
Đầy bụng, khó tiêu thường xảy ra khi chúng ta nạp quá nhiều chất béo, đường, protein hoặc ăn uống không điều độ. Các thói quen xấu như ăn quá nhanh, nhai không kỹ, ăn đồ cay nóng, uống nhiều chất kích thích cũng là nguyên nhân chính. Cơ thể không thể tiêu hóa hết lượng thức ăn quá tải, dẫn đến tích tụ thức ăn trong ống tiêu hóa, gây ra các triệu chứng khó chịu như đầy hơi, chướng bụng.
Sự mất cân bằng giữa lợi khuẩn và hại khuẩn trong đường ruột cũng góp phần làm trầm trọng thêm tình trạng khó tiêu.
Ngoài ra, một số bệnh như rối loạn tiêu hóa, bệnh lý gan, táo bón, dị ứng thực phẩm, nhiễm trùng đường ruột, thậm chí cả việc sử dụng thuốc kháng sinh cũng có thể gây ra tình trạng này.
Xem thêm: Điều trị Chứng khó tiêu chức năng theo Y học cổ truyền
5 Việc cần làm sau ăn để tránh khó tiêu chức năng
Để tránh tình trạng khó tiêu, chướng bụng sau khi ăn, bạn có thể thực hiện 5 điều này ngay tại nhà.
Chườm ấm
Chườm ấm vùng bụng nếu tình trạng căng tức tồi tệ. Nếu chườm lúc đang nằm, hãy chọn gối cao để tránh tình trạng trào ngược.
Xoa bóp
Xoa bóp bụng nhẹ nhàng theo vòng tròn trong vòng 5 phút, nếu thấy đau hoặc khó chịu nên ngừng ngay.
Đi bộ
Dùng bữa xong không nên nằm ngay, hãy đi bộ nhẹ nhàng trong 5 – 10 phút để dạ dày có thời gian tiêu hóa bớt thức ăn, giảm bớt tình trạng đầy bụng.
Tráng miệng lành mạnh
Nạp những thực phẩm giàu chất xơ, có lợi cho hệ tiêu hóa như: đậu nành, ổi, dâu, lựu, chuối, táo,… Chất xơ từ các loại quả kể trên có khả năng hỗ trợ hệ tiêu hóa diễn ra suôn sẻ, giảm triệu chứng đau tức bụng, khó tiêu.
Uống các thức uống giảm khó tiêu
Một cách đơn giản hơn để tránh khó tiêu tại nhà, bạn có thể uống từ từ từng ngụm nhỏ các thức uống như: nước lọc, trà/nước gừng, giấm táo, trà chanh mật ong,… Những loại nước này có công dụng lọc ruột, giải độc, kháng viêm, giảm khí tụ trong bụng,…
Thay đổi thói quen sinh hoạt để tránh khó tiêu chức năng
Thiết lập lối sống lành mạnh để tránh gặp phải tình trạng khó tiêu:
- Chia các bữa ăn chính thành các bữa nhỏ. Tập thói quen ăn chậm nhai kỹ.
- Hạn chế ăn một số loại thực phẩm nhất định: thực phẩm béo và cay, thực phẩm chế biến sẵn, đồ uống có ga, caffeine; rượu và thuốc lá có thể gây ra chứng khó tiêu.
- Duy trì cân nặng khỏe mạnh: cân nặng dư thừa sẽ gây áp lực lên bụng, đẩy dạ dày lên và khiến axit trào ngược vào thực quản.
- Tập thể dục thường xuyên: tập thể dục giúp giảm cân và thúc đẩy quá trình tiêu hóa tốt hơn.
- Kiểm soát căng thẳng: tạo môi trường yên tĩnh khi ăn; thực hành các kỹ thuật thư giãn như hít thở sâu, thiền hoặc yoga; dành thời gian làm những việc yêu thích; ngủ đủ giấc.
- Thay đổi thuốc đang điều trị: một số loại thuốc có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày, hãy xin ý kiến của Bác sĩ về việc cắt giảm hoặc thay đổi thuốc.
Khi nào cần gặp bác sĩ
Chứng khó tiêu nhẹ thường không có gì đáng lo ngại. Nhưng bạn cần tham khảo ý kiến Bác sĩ nếu tình trạng khó chịu kéo dài hơn hai tuần hoặc kèm theo các dấu hiệu như:
- Giảm cân không chủ ý hoặc chán ăn.
- Nôn nhiều lần hoặc nôn ra máu.
- Phân đen, có màu hắc ín.
- Khó nuốt và tình trạng trở nên tồi tệ hơn.
- Mệt mỏi hoặc yếu, có thể là dấu hiệu của bệnh thiếu máu.
- Khó thở, đổ mồ hôi hoặc đau ngực lan đến hàm, cổ hoặc cánh tay.
- Đau ngực khi bạn hoạt động hoặc căng thẳng.
Tại Ánh An Healthcare, việc phối hợp Y học Cổ truyền với các phương pháp hiện đại của Vật lý trị liệu – Phục hồi Chức năng giúp gia tăng hiệu quả điều trị, rút ngắn thời gian và tiết kiệm chi phí.
- Châm cứu có tác dụng gì?
- Xoa bóp bấm huyệt có tác dụng gì?
- Y học Cổ truyền chữa được những bệnh nào?
- Phòng khám Ánh An có tốt không?
- Phòng khám Y học Cổ truyền tại Tân Bình?