THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM Ở NGƯỜI GIÀ

Người già là đối tượng dễ mắc phải thoát vị đĩa đệm bởi sự lão hóa xương khớp và đĩa đệm nói riêng. Vì người lớn tuổi thường có nhiều bệnh nền tiềm ẩn nên việc điều trị thoát vị đĩa đệm càng khó khăn hơn.

THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM ẢNH HƯỞNG NGƯỜI GIÀ NHƯ THẾ NÀO?

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm ở người già đa phần là do lão hóa. Càng lớn tuổi, bao xơ đĩa đệm sẽ bị bào mòn và rách, làm lòi nhân nhầy ra ngoài và chèn ép vào dây thần kinh gây đau nhức và tê bì, lan dần từ vai gáy xuống tay hoặc chân.

Nhiều trường hợp, người bệnh nhầm lẫn triệu chứng của thoát vị đĩa đệm với đau nhức do tuổi già. Vì thế, thoát vị cứ kéo dài mà không được điều trị, nếu nặng có thể gây ra rối loạn đại tiểu tiện, tệ hơn là yếu liệt.

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CHO NGƯỜI GIÀ

Điều trị thoát vị đĩa đệm cho người già đòi hỏi thời gian dài vì sự lão hóa do tuổi tác, làm cho quá trình hồi phục khó khăn hơn người bình thường. Dưới đây là một số phương pháp hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả cho người lớn tuổi:

  • Châm cứu
  • Xoa bóp bấm huyệt
  • Điện trị liệu
  • Siêu âm trị liệu
  • Kéo giãn cột sống

Tất cả các phương pháp kể trên khi kết hợp với nhau sẽ mang lại các lợi ích như: giảm đau, giãn cơ, kháng viêm, giảm áp lực lên cột sống, tăng cường tái tạo collagen nuôi dưỡng cơ xương khớp.

NHỮNG LƯU Ý KHI CHỮA THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CHO NGƯỜI GIÀ

Bên cạnh sử dụng các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm cho người cao tuổi, người bệnh cũng cần lưu ý một số việc sau để cơ thể đáp ứng nhân các tác nhân điều trị:

  • Hạn chế nằm nhiều: người bệnh cần nghỉ ngơi để giảm cảm giác đau lưng và chân. Tuy nhiên, các cơ khớp có nguy cơ bị co cứng, giảm linh hoạt do nằm nhiều là rất cao.
  • Vận động nhẹ nhàng: người bệnh nên thực hiện các động tác thể dục nhẹ nhàng kết hợp bài tập yoga hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm để đẩy nhanh thời gian phục hồi.
  • Lựa chọn đệm phù hợp: chọn các loại đệm được làm từ cao su tự nhiên hoặc cao su nhân tạo, có chiều dày và độ cứng vừa phải là lựa chọn thích hợp cho người bị bệnh thoát vị đĩa đệm. Góp phần giúp cột sống được kéo giãn một cách tự nhiên, không bị đau nhức khi ngủ.
  • Không nên ngồi xổm: tình trạng thoát vị đĩa đệm có nguy cơ diễn tiến nặng hơn, khó chữa khỏi do động tác ngồi xổm bởi khi thực hiện tư thế này vô tình làm tăng lực nén lên phần cột sống và đĩa đệm, gây bị chèn ép lâu gây đau lưng, thoát vị đĩa đệm.
  • Điều chỉnh tư thế nằm : tư thế nằm vừa tác động đến tình trạng cột sống vừa liên quan trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ. Một số tư thế nằm cho người thoát vị đĩa đệm được các chuyên gia khuyến nghị là: Nằm nghiêng và co gối, nằm sấp và kê gối (hoặc chăn) dưới bụng, nằm nghiêng và kê gối giữa hai chân, nằm ngửa và kê gối dưới chân.
  • Tránh vặn người: các động tác vặn người khi chơi golf, đánh cầu lông, tennis sẽ làm giãn dây chằng lưng, gây đau đớn dữ dội, bởi động tác vặn làm gia tăng áp lực lên sụn cùng đĩa đệm.
  • Cẩn trọng tư thế sinh hoạt: nên thường xuyên thay đổi tư thế hoặc duy trì tư thế đứng và đi lại đúng cách. Khi đang nằm và muốn đứng lên, cần thận trọng chuyển tư thế từ từ, ngồi dậy trước rồi mới đứng lên, tránh ngồi bật dậy đột ngột có thể gây tổn thương cơ lưng.

Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế cho lời khuyên của Bác sĩ.

Phòng khám Ánh An là địa chỉ khám – điều trị các bệnh lý Cơ – Xương – Khớp kết hợp giữa 2 phương pháp Y học cổ truyền và Y học hiện đại giúp người bệnh:

  • Gia tăng cơ chế phục hồi
  • Khôi phục chất lượng cuộc sống
  • Đạt hiệu quả điều trị cao với liệu trình ngắn

Nếu bạn đang gặp phải các vấn đề về cơ xương khớp, hãy liên hệ ngay với Phòng khám Ánh An để được tư vấn miễn phí.

PHÒNG KHÁM ÁNH AN

🏥 Địa chỉ: 551 Lạc Long Quân, phường 10, quận Tân Bình, TP.HCM

☎️ Hotline: 0909.205.333

📍 Ánh An – Đồng Hành Sức Khỏe Bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *