Rối Loạn Mỡ Máu Và Cách Điều Trị Theo Y Học Cổ Truyền

Rối loạn mỡ máu thường xuất hiện do chế độ ăn uống không lành mạnh, ít vận động hoặc do di truyền. Bệnh này có thể không có triệu chứng rõ ràng ban đầu nhưng lại gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Y học cổ truyền được đánh giá cao là có hiệu quả trong kiểm soát mỡ máu và giảm các biến cố tim mạch cho người bị rối loạn mỡ máu.

Rối Loạn Mỡ Máu Là Gì?

Rối loạn mỡ máu (hay rối loạn lipid máu) thuộc nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa, được định nghĩa là tình trạng nồng độ lipid trong máu quá cao hoặc quá thấp. Lipid máu là các chất béo như triglyceride và cholesterol. Rối loạn mỡ máu góp phần vào sự phát triển của xơ vữa động mạch và là yếu tố nguy cơ đáng kể đối với các bệnh tim mạch.

Người cao tuổi dễ mắc chứng rối loạn mỡ máu
Người cao tuổi dễ mắc chứng rối loạn mỡ máu

Các dạng rối loạn mỡ máu phổ biến nhất bao gồm:

  • Nồng độ lipoprotein mật độ thấp (LDL) hoặc cholesterol xấu cao.
  • Nồng độ lipoprotein mật độ cao (HDL) hoặc cholesterol tốt thấp.
  • Mức độ chất béo trung tính cao.
  • Cholesterol cao, đề cập đến mức LDL và chất béo trung tính cao. 

Nguyên Nhân Rối Loạn Mỡ Máu

Rối loạn mỡ máu có thể được phân loại thành hai loại, dựa trên nguyên nhân:

Rối loạn mỡ máu nguyên phát

Yếu tố di truyền là nguyên nhân chính gây ra chứng rối loạn mỡ máu ở nhóm nguyên phát, bao gồm:

  • Tăng lipid máu di truyền, phát triển ở thanh thiếu niên và người trẻ tuổi, có thể dẫn đến cholesterol cao.
  • Tăng apolipoprotein máu di truyền, một đột biến trong một nhóm lipoprotein LDL được gọi là apolipoprotein.
  • Tăng triglyceride máu di truyền, dẫn đến mức triglyceride cao.
  • Tăng cholesterol máu di truyền đồng hợp tử hoặc đa gen, một đột biến ở thụ thể LDL.

Rối loạn mỡ máu thứ phát

Rối loạn mỡ máu thứ phát chủ yếu do yếu tố về lối sống hoặc tình trạng các bệnh đang mắc ảnh hưởng đến nồng độ lipid trong máu theo thời gian.

Các nguyên nhân phổ biến gây rối loạn mỡ máu thứ phát, bao gồm:

  • Béo phì, đặc biệt là tình trạng thừa cân quanh eo.
  • Bệnh đái tháo đường.
  • Chứng suy giáp.
  • Nghiện rượu.
  • Hội chứng buồng trứng đa nang.
  • Hội chứng chuyển hóa.
  • Tiêu thụ quá nhiều chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa.
  • Hội chứng Cushing.
  • Hội chứng ruột kích thích (IBS).
  • Nhiễm khuẩn nặng, chẳng hạn như HIV.
  • Phình động mạch chủ bụng.

Xem thêm: Phương pháp Đông Y điều trị Thừa cân – Béo phì

Các yếu tố nguy cơ

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc chứng rối loạn mỡ máu và các tình trạng liên quan. Các yếu tố nguy cơ này bao gồm:

  • Tuổi cao.
  • Chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa.
  • Giới tính nữ, vì phụ nữ có xu hướng có mức LDL cao hơn sau thời kỳ mãn kinh.
  • Béo phì.
  • Lối sống ít vận động, lười tập thể dục thể thao.
  • Sử dụng rượu, thuốc lá, ma túy.
  • Bệnh lây truyền qua đường tình dục
  • Bệnh đái tháo đường type 2.
  • Chứng suy giáp.
  • Bệnh thận hoặc gan mạn tính.
  • Bệnh đường tiêu hóa.
Sử dụng rượu, thuốc lá, ma túy làm tăng nguy cơ mắc bệnh rối loạn mỡ máu
Sử dụng rượu, thuốc lá, ma túy làm tăng nguy cơ mắc bệnh rối loạn mỡ máu

Triệu Chứng Của Rối Loạn Mỡ Máu

Trừ khi bệnh rối loạn mỡ máu ở mức nghiêm trọng, hầu hết người bệnh đều không biết mình mắc bệnh. Các Bác sĩ thường chẩn đoán rối loạn mỡ máu sau khi có kết quả xét nghiệm.

Rối loạn mỡ máu nặng hoặc không được điều trị có thể dẫn đến các tình trạng khác, bao gồm bệnh động mạch vành (CAD) và bệnh động mạch ngoại biên (PAD). Cả CAD và PAD đều có thể gây ra các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm cả đau tim và đột quỵ.

Các triệu chứng phổ biến của những tình trạng này bao gồm:

  • Đau chân, đặc biệt là khi đi bộ hoặc đứng.
  • Đau ngực.
  • Cảm giác tức ngực và/hoặc khó thở.
  • Đau, tức và căng ở cổ, hàm, vai và lưng.
  • Khó tiêu và ợ nóng.
  • Có vấn đề về giấc ngủ và kiệt sức vào ban ngày
  • Chóng mặt, ngất xỉu.
  • Tim đập nhanh.
  • Đổ mồ hôi lạnh.
  • Nôn và buồn nôn.
  • Sưng ở chân, mắt cá chân, bàn chân, dạ dày và tĩnh mạch ở cổ.
  • Những triệu chứng này có thể trở nên tồi tệ hơn khi vận động hoặc căng thẳng, và giảm bớt khi ở trạng thái nghỉ ngơi.

Điều Trị Rối Loạn Mỡ Máu Bằng Y Học Cổ Truyền

Rối loạn mỡ máu theo Y học cổ truyền

Y học cổ truyền quan niệm hội chứng rối loạn mỡ máu được miêu tả trong chứng đàm ẩm, là một thứ bệnh chứng mà thủy dịch trong thân thể, phân bố vận hóa trái thường, tích đọng ở một bộ vị nào đó. Chứng đàm ẩm là tên gọi chung của hai chứng: chứng đàm và chứng ẩm.

Có 2 loại đàm: đàm hữu hình và đàm vô hình. Đàm hữu hình là chất đàm sinh ra từ phế và thận, còn đàm vô hình phải thông qua triệu chứng mới biết được. Hội chứng rối loạn lipid máu theo YHCT là do đàm vô hình gây bệnh. Biểu hiện trên lâm sàng rất đa dạng: đàm thấp thì người béo phì, đi lại nặng nề. Chân tâm thống có biểu hiện cơn đau thắt ngực, khó thở. Do phong đàm: nhẹ thì triệu chứng giống như rối loạn tuần hoàn não, nặng thì triệu chứng như tai biến mạch máu não.

Nguyên nhân do ăn uống, cảm hàn thấp, lao dục tổn hại làm cho công năng khí hóa của ba tạng tỳ, phế, thận mất điều hòa, cơm nước không được hóa thành tinh vi, phân bố khắp toàn thân, tân dịch ứ đọng lại biến sinh đàm ẩm. Có 3 nguyên nhân chính: Ngoại cảm hàn thấp, ăn uống không thích nghi, lao dục tổn thương.

Y học cổ truyền được chứng minh có tác dụng kiểm soát mỡ máu và giảm biến cố tim mạch
Y học cổ truyền được chứng minh có tác dụng kiểm soát mỡ máu và giảm biến cố tim mạch

Phương điều trị theo Y học cổ truyền

Y học cổ truyền chữa trị chứng rối loạn mỡ máu theo từ thể bệnh:

  1. Thể thận dương hư

Chứng: hoa mắt chóng mặt, mệt mỏi vô lực, sợ lạnh, chân tay lạnh, lưng gối mỏi yếu, tiểu nhiều lần, nước tiểu nhiều, lưỡi nhạt, rêu trắng nhớt, mạch trầm vi.

Pháp trị: Ôn bổ thận dương.

Bài thuốc: Bát vị thận khí hoàn gia giảm.

Châm cứu: châm bổ Tỳ du, vị du, thận du, túc tam lý; châm tả: Phong long, giải khê, huyết hải.

  1. Thể can đởm thấp nhiệt

Chứng: đau đầu, có cảm giác nặng nề, bụng ngực đầy tức, dễ cáu gắt, phiền táo, miệng khô đắng, buồn nôn, ăn kém, đại tiện không thông khoái, tiểu vàng, lưỡi đỏ, bệu, tím 2 bên rìa lưỡi, rêu vàng nhờn, mạch huyền sác.

Pháp trị: Thanh thấp nhiệt ở can đởm.

Bài thuốc: Long đởm tả can thang.

Châm cứu: châm bổ tam âm giao; châm tả: Phong long, thái xung.

  1. Thể thấp nhiệt

Chứng: cảm giác đau đầu, hoa mắt chóng mặt, tức ngực, phiền nhiệt, cơ thể như bị bó, người béo, miệng khô khát, đại tiện phân lỏng hoặc nóng rát hậu môn, lưỡi đỏ, rêu vàng nhớt, mạch hoạt/ hoạt sác.

Pháp trị: Thanh nhiệt lợi thấp.

Bài thuốc: Tứ linh tán hợp Lục nhất tán gia giảm.

Châm cứu: châm bổ túc tam lý, tam âm giao; châm tả: Phong long, giải khê, thái xung.

  1. Thể khí trệ huyết ứ

Chứng: đau tức ngực hoặc đau đầu, đau cố định một chỗ, hoa mắt chóng mặt, chân tay tê bì, chất lưỡi tía hoặc có điểm huyết ứ, mạch vi sáp hoặc kết đại.

Pháp trị: Hoạt huyết hóa ứ.

Bài thuốc: Huyết phủ trục ứ thang gia giảm.

Châm cứu: châm bổ túc tam lý, tam âm giao; châm tả: Phong long, giải khê, huyết hải, đản trung, thái xung, kỳ môn.

Tham khảo: Viện Nghiên Cứu Y dược học Tuệ Tĩnh

Cách Phòng Tránh Rối Loạn Mỡ Máu

Rối loạn mỡ máu là một trong những thủ phạm chính gây ra các biến chứng tim mạch nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Tuy nhiên, người bệnh hoàn toàn có thể chủ động cải thiện tình trạng sức khỏe của mình bằng cách kết hợp một lối sống lành mạnh với phác đồ điều trị của Bác sĩ.

Để đạt được hiệu quả điều trị tối ưu, người bệnh nên lưu ý thực hiện các khuyến cáo sau:

  • Bỏ thuốc lá: đây là thói quen cực kỳ có hại cho tim mạch, tăng nguy cơ hình thành mảng xơ vữa động mạch.
  • Giữ giấc ngủ đều đặn: ngủ đủ 7 – 8 tiếng mỗi đêm giúp cơ thể phục hồi và tăng cường hệ miễn dịch.
  • Quản lý stress: áp lực căng thẳng làm tăng huyết áp và nhịp tim, gây hại cho tim mạch.
  • Tăng cường ăn rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt.
  • Hạn chế đồ ăn chế biến sẵn, đồ ngọt, chất béo bão hòa.
  • Uống đủ nước mỗi ngày.
  • Vận động thường xuyên: tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, yoga giúp cải thiện tuần hoàn máu, giảm cholesterol xấu.
  • Duy trì cân nặng hợp lý: béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu của rối loạn mỡ máu.

Điều Trị Rối Loạn Mỡ Máu Tại Ánh An Healthcare

Tại Ánh An Healthcare, việc phối hợp Y học Cổ truyền với các phương pháp hiện đại của Vật lý trị liệu – Phục hồi Chức năng giúp gia tăng hiệu quả điều trị, rút ngắn thời gian và tiết kiệm chi phí.

BS. CKII. Trần Văn Năm, “Bàn tay vàng” trong điều trị rối loạn chuyển hóa, nội tiết và các bệnh thường gặp ở tuổi già. Kinh nghiệm hơn 30 năm công tác, nguyên Phó Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP. Hồ Chí Minh, Bác sĩ chuyên khoa cấp II Trần Văn Năm là người thầy thuốc tận tâm, hết lòng vì người bệnh. Phát huy thế mạnh của Đông Y phối hợp hiệu quả với các phương pháp Tây Y trong điều trị các bệnh như: rối loạn lipid máu, xơ vữa động mạch, đái tháo đường, tăng huyết áp,… Ngoài ra còn đa dạng các bệnh hệ tiêu hóa, hô hấp, thần kinh cơ – xương – khớp khác, còn gặp ở nhiều lứa tuổi.

Bác sĩ CKII Y học cổ truyền Trần Văn Năm
Bác sĩ CKII Y học cổ truyền Trần Văn Năm

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN TỪ BÁC SĨ

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *