Phương pháp Xoa bóp – Bấm huyệt tại Ánh An Healthcare

Xoa bóp bấm huyệt đã có từ lâu đời và ngày càng được ứng dụng mạnh mẽ như là một phương pháp phòng và chữa bệnh. Đây được xem là phương pháp Y học cổ truyền an toàn, ít xảy ra tai biến, không phụ thuộc vào máy móc, thuốc nhưng vẫn giải quyết được một số triệu chứng và bệnh lý.

Xoa bóp bấm huyệt là gì?

Xoa bóp bấm huyệt là phương pháp dùng tay tác động vào những vùng da được chỉ định điều trị thông qua các thủ thuật như: xát, xoa, day, ấn, miết, hợp, véo, bám, điểm, lăn, phát, vờn, rung, vê, vận động, đấm.

Yêu cầu thực hiện của những thủ thuật này phải dịu dàng, nhưng vẫn có sức và tác dụng thấm sâu vào da thịt.

Xoa bóp bấm huyệt được thực hiện nhẹ nhàng nhưng tác động sâu vào da thịt
Xoa bóp bấm huyệt được thực hiện nhẹ nhàng nhưng tác động sâu vào da thịt

Tá dụng của xoa bóp bấm huyệt

Không phải là một phương pháp vô thưởng vô phạt, xoa bóp huyệt ngày càng được ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực như làm đẹp, thư giãn và điều trị bệnh.

Tác dụng đối với da

Da là cơ quan nhận cảm tức là nhận những kích thích nóng lạnh (trong đó có xoa bóp) truyền kích thích vào hệ thống thần kinh trung ương và tiếp nhận những phản ứng trả lời của cơ thể đối với kích thích đó. Vì vậy khi xoa bóp bấm huyệt có tác dụng trực tiếp đến da và thông qua da ảnh hưởng đến toàn thân.

  • Ảnh hưởng cục bộ: giúp mạch máu giãn, tăng cường tuần hoàn động mạch và tĩnh mạch có lợi cho việc dinh dưỡng ở da.
  • Ảnh hưởng toàn thân: các chất nội tiết của tế bào được tiết ra thấm vào máu và cơ thể tăng cường hoạt động của mạch máu và thần kinh ở da, mặt khác thông qua phản xạ thần kinh, xoa bóp bấm huyệt có tác động đến toàn cơ thể.

Tác dụng đối với hệ thần kinh

Có rất nhiều chuyên gia cho rằng, xoa bóp bấm huyệt có ảnh hưởng rất lớn đối với hệ thần kinh thực vật, nhất là hệ giao cảm, qua đó gây nên những thay đổi trong một số nội tạng và mạch máu.

Bên cạnh đó, xoa bóp bấm huyệt có thể làm thay đổi điện não bởi các kích thích nhẹ nhàng gây hưng phấn, kích thích mạnh thường gây ra ức chế.

Xoa bóp bấm huyệt có tác dụng với nhiều bộ phận của cơ thể
Xoa bóp bấm huyệt có tác dụng với nhiều bộ phận của cơ thể

Tác dụng đối với gân khớp

  • Đối với cơ: Tăng tính đàn hồi của cơ, tăng năng lực làm việc, sức bền của cơ và phục hồi sức khỏe cho cơ nhanh hơn. Ngoài ra, xoa bóp bấm huyệt còn có tác dụng tăng dinh dưỡng cho cơ (trường hợp bị teo cơ).
  • Đối với gân khớp: xoa bóp bấm huyệt có tính năng co giãn, tính hoạt động của gân, dây chằng, thúc đẩy việc tiết dịch trong cơ khớp tuần hoàn quanh khớp (điều trị bệnh khớp).

Đối với hệ tuần hoàn

  • Đối với huyết động: làm giãn mạch, trở lực trong lòng mạch giảm đi, trực tiếp đẩy máu về tim, do đó vừa giảm gánh nặng cho tim vừa giúp máu trở về tim tốt hơn.
  • Đối với người huyết áp cao ít luyện tập: có thể làm hạ áp.
  • Xoa bóp bấm huyệt trực tiếp: ép vào giúp cho tuần hoàn nhanh và tốt hơn, có thể có tác dụng tiêu sưng.
  • Trong khi thực hiện xoa bóp bấm huyệt: số lượng hồng cầu, tiểu cầu hơi tăng, xoa bóp bấm huyệt làm chúng trở về như cũ, số lượng bạch cầu và huyết sắc tố cũng có thể tăng.

Đối với hệ bạch huyết

Xoa bóp bấm huyệt giúp cho việc vận chuyển bạch huyết được tăng cường. Dòng máy và dòng bạch huyết tăng trước tiên, tạo điều kiện giảm hiện tượng ngừng trệ và sự tiết dịch ở vùng khớp và ổ bụng và có tác dụng tiêu nề.

Đối với các chức năng khác

  • Hô hấp: nâng cao chức năng thở và ngăn chặn sự suy sụp của chức năng thở.
  • Tiêu hóa: tăng cường nhu động dạ dày, ruột và cải thiện chức năng tiêu hóa khi chức năng tiết dịch tiêu hóa kém.
  • Quá trình trao đổi chất: có thể tăng nhu cầu về dưỡng khí 10 – 18%, đồng thời cũng tăng lượng bài tiết thận khí, làm tăng lượng nước tiểu bài tiết ra nhưng không thay đổi độ axit trong máu.

Chỉ định và chống chỉ định với xoa bóp

Chỉ định

Xoa bóp bấm huyệt được chỉ định để điều trị các triệu chứng và bệnh lý như:

  • Đau đầu.
  • Vẹo cổ.
  • Chứng tý (bệnh thấp).
  • Viêm quanh khớp vai.
  • Tọa cốt phong (đau dây thần kinh hông).
  • Đau lưng cấp.
  • Đau vùng thượng vị (hội chứng đau dạ dày).
  • Đái dầm (di niệu).
  • Suy nhược thần kinh, mệt mỏi.
  • Cao huyết áp.
  • Bán thân bất toại (liệt ½ người).
  • Liệt dây thần kinh số VII ngoại biên.
  • Hen phế quản.
  • Táo bón.
  • Viêm phù mạn tính.

Chống chỉ định

Một số trường hợp cần chống chỉ định xoa bóp bấm huyệt đối với các trường hợp sau:

  • Các bệnh nhiễm trùng.
  • Các u ác tính.
  • Các bệnh của da, chàm cấp, ghẻ lẻ.
  • Viêm tắc tĩnh mạch.

Xoa bóp bấm huyệt tại Ánh An Healthcare

Xoa bóp bấm huyệt không đơn giản chỉ là dùng tay tác động lên vị trí nào đó trên cơ thể mà người thực hiện cần có nhận thức đúng đắn về phương pháp này.

Xoa bóp bấm huyệt khi kết hợp với phương pháp khác làm tăng hiệu quả phục hồi
Xoa bóp bấm huyệt khi kết hợp với phương pháp khác làm tăng hiệu quả phục hồi

Tại Ánh An Healthcare, đội ngũ chuyên môn sẽ phối hợp thăm khám bằng tứ chẩn kết hợp với các xét nghiệm (nếu cần) rồi đưa ra chỉ định điều trị thích hợp cho người bệnh. Tuyệt đối không thực hiện thủ thuật xoa bóp bấm huyệt khi người bệnh chưa tin tưởng hay chưa được chẩn đoán trước đó. Một số trường hợp người bệnh sẽ được chỉ định kết hợp xoa bóp bấm huyệt cùng các phương pháp khác để tăng hiệu quả phục hồi.

Không chỉ xoa bóp bấm huyệt thuần túy, Ánh An Healthcare còn kết hợp thêm liệu pháp “hương trị liệu” được điều chế riêng với công thức độc quyền, đảm bảo mang đến trải nghiệm khác biệt nhưng vẫn đảm bảo an toàn và tăng tính hiệu quả trong quá trình điều trị.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *