Châm Cứu Là Gì? Phương pháp châm cứu tại Ánh An Healthcare

Châm cứu là phương pháp phổ biến trong lĩnh vực khám chữa bệnh bằng Y học cổ truyền. Nhiều người vẫn còn nhầm lẫn châm cứu chỉ là một thủ thuật riêng biệt, nhưng thực tế châm cứu là sự kết hợp giữa hai phương pháp “châm” và “cứu”.

Châm Cứu Là Gì?

Châm là thủ thuật dùng kim mảnh vô trùng (độ dài ngắn khác nhau tùy loại) ghim xuyên vào vị trí có huyệt vị cần tác động.

Cứu là dùng sức nóng của ngải hoặc điếu ngải (được đốt như điếu thuốc lá) hơ lên bề mặt da ở một khoảng cách không làm tổn thương đến da.

Châm cứu là phương pháp kết hợp giữa châm và cứu nhằm kích thích những huyệt vị cụ thể. Phương pháp này được cho là sẽ ảnh hưởng đến dòng chảy của khí (một sinh lực phổ quát) dọc theo các con đường năng lượng (kinh mạch), do đó khôi phục lại sự cân bằng âm dương trong cơ thể.

Châm cứu là phương pháp kết hợp giữa châm và cứu nhằm kích thích những huyệt vị cụ thể
Châm cứu là phương pháp kết hợp giữa châm và cứu nhằm kích thích những huyệt vị cụ thể

Tác Dụng Của Châm Cứu

Châm cứu được giải thích là một kỹ thuật cân bằng dòng năng lượng hoặc khí – được cho là chảy qua kinh lạc trong cơ thể bạn. Bằng cách châm kim vào các huyệt cụ thể dọc theo kinh lạc, những chuyên gia về Y học cổ truyền tin rằng châm cứu sẽ giúp dòng năng lượng âm dương cân bằng trở lại.

Đối lập với Đông Y, những nhà nghiên cứu Tây Y xem các huyệt đạo là nơi kích thích dây thần kinh, cơ bắp và mô liên kết, và tin rằng sự kích thích khi châm cứu thúc đẩy khả năng giảm đau tự nhiên của cơ thể.

Chỉ Định Châm Cứu

Châm cứu được sử dụng chủ yếu để giảm bớt sự khó chịu liên quan đến nhiều loại bệnh và tình trạng, bao gồm:

– Một số bệnh cơ năng và các triệu chứng của một số bệnh:

  • Thần kinh: nhức đầu, mất ngủ, co giật, đau các dây thần kinh ngoại biên (đau dây thần kinh tọa, liệt dây VII), liệt nửa người, liệt hạ chi,…
  • Cơ xương khớp: đau cổ vai gáy, đau lưng, thoái hóa, thoát vị đĩa đệm, viêm gân,…
  • Tuần hoàn: tim đập nhanh, cao huyết áp,…
  • Tiết niệu: bí đái, đái dầm.
  • Sinh dục: rong kinh, rong huyết, thống kinh, di tinh,…

– Một số bệnh do viêm nhiễm: viêm màng tiếp hợp, viêm tuyến vú, chắp lẹo, tắc tia sữa,…

Châm cứu hỗ trợ điều trị hiệu quả triệu chứng các bệnh cơ xương khớp
Châm cứu hỗ trợ điều trị hiệu quả triệu chứng các bệnh cơ xương khớp

Chống Chỉ Định

Dù được xem là kỹ thuật an toàn, nhưng vẫn có những trường hợp chống chỉ định châm cứu như:

– Không nên giữ lại các bệnh thuộc diện cấp cứu bằng châm đơn thuần.

– Các cơn đau bụng cần phải theo dõi về ngoại khoa.

– Người sức khỏe yếu, thiếu máu, người mắc bệnh tim, phụ nữ có thai hoặc đang hành kinh.

– Cơ thể ở trạng thái không bình thường: vừa lao động mệt nhọc, mệt, đói.

– Cấm châm vào các huyệt ở vị trí đầu vú và không được châm sâu vào các huyệt:

  • Phong phủ: xương chẩm – C1.
  • Liêm tuyền: sụn giáp.
  • Các huyệt vùng bụng, ngực.
  • Á môn: c1 – c2.

Châm cứu được xem là kỹ thuật an toàn và ít rủi ro. Tuy nhiên có trường hợp sau khi châm cứu thường gặp vấn đề như: đau nhức, chảy máu nhẹ hoặc bầm tím nơi châm.

PHƯƠNG PHÁP CHÂM CỨU TẠI ÁNH AN HEALTHCARE

Ánh An Healthcare tự hào là cơ sở y tế uy tín với đội ngũ chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chuyên môn cao trong lĩnh vực khám chữa bệnh bằng phương pháp Y học cổ truyền. Ánh An Healthcare cam kết mang đến cho người bệnh điều kiện lý tưởng phục vụ cho quá trình phục hồi sức khỏe với:

  • Đội ngũ Y – Bác sĩ chuyên môn cao: có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực y tế, thường xuyên được đào tạo và cập nhật các phương pháp mới để áp dụng trong công tác khám chữa bệnh.
  • Phương pháp thăm khám – chẩn đoán – điều trị kết hợp Đông – Tây Y: áp dụng những tinh hoa của phương pháp Y học cổ truyền trong thăm khám – chẩn đoán – điều trị (tứ chẩn, bát cương, châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, thuốc thang) kết hợp phát huy sự tiên tiến của Y học hiện đại.
  • Cơ sở vật chất tiện nghi: trang bị đầy đủ trang thiết bị y tế phục vụ cho quá trình khám chữa bệnh; không gian sạch sẽ, đảm bảo riêng tư cho người bệnh.
  • Chi phí hợp lý: chi phí được niêm yết và công khai minh bạch, phù hợp với nhiều đối tượng.

Nguồn tham khảo: https://www.mayoclinic.org/tests-procedures/acupuncture/about/pac-20392763Mayo Clinic

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN TỪ BÁC SĨ

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *