MẤT NGỦ KINH NIÊN VÀ CÁCH GIẢI QUYẾT

Mất ngủ kinh niên là một vấn đề phổ biến ở người trưởng thành, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Vậy nguyên nhân gây mất ngủ này và phương pháp điều trị ra sao? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân mất ngủ kinh niên

Mất ngủ kinh niên hay mất ngủ mạn tính (kéo dài trên 3 tháng), xảy ra ở khoảng 10% người trưởng thành. Đối tượng thường gặp là phụ nữ, người lớn tuổi, người có địa vị kinh tế xã hội thấp, người đang mắc các bệnh lý khác, bệnh nhân tâm thần và lạm dụng dược chất.

Chứng mất ngủ cấp tính ảnh hưởng đến hơn 30% người trưởng thành và thường xảy ra do các sự kiện căng thẳng trong cuộc sống như bệnh nặng hoặc trải qua sự mất mát, thay đổi nghề nghiệp, dùng thuốc và lạm dụng chất gây nghiện.

Nếu chứng mất ngủ cấp tính gây ra các hành vi không thích hợp như tăng cường tiếp xúc với ánh sáng về đêm, thường xuyên kiểm tra đồng hồ hoặc cố gắng ngủ nhiều hơn bằng cách ngủ trưa thì có thể dẫn đến mất ngủ mạn tính.

Cách điều trị mất ngủ kinh niên

Kế hoạch điều trị nên nhắm vào tất cả các yếu tố góp phần giả định: thiết lập thói quen ngủ lành mạnh, điều trị các rối loạn y tế, sử dụng các liệu pháp hành vi để điều trị chứng lo âu và điều kiện tiêu cực, và sử dụng liệu pháp dược lý và/hoặc liệu pháp tâm lý cho các rối loạn tâm thần. Các liệu pháp hành vi nên là phương pháp điều trị đầu tiên, sau đó là sử dụng hợp lý các loại thuốc hỗ trợ giấc ngủ nếu cần.

Điều trị bệnh nền

Nếu tiền căn bệnh nhân mắc bệnh nội khoa hoặc bệnh lý tâm thần có liên quan đến tình trạng mất ngủ thì cần phải điều trị bệnh lý nền trước đó.

Thay đổi thói quen ngủ

Cần chú ý thay đổi những thói quen liên quan đến giấc ngủ, tránh những thói quen không lành mạnh. Thiết lập thời gian đi ngủ và thức dậy đều đặn. Lượng thời gian dành cho giấc ngủ không được nhiều hơn tổng thời gian ngủ thực tế của họ. Trong 30 phút trước khi đi ngủ nên thiết lập thói quen “thư giãn” như tắm nước ấm, nghe nhạc, đọc sách… Phòng ngủ không nên có máy tính, tivi, radio, điện thoại thông minh, trò chơi điện tử và máy tính bảng. Khi bắt đầu đi ngủ nên tránh những suy nghĩ gây căng thẳng hoặc kích thích như suy nghĩ về các vấn đề trong các mối quan hệ hoặc công việc.

Trị liệu hành vi nhận thức

Tham vấn tâm lý bởi chuyên gia để giảm bớt lo lắng quá mức về giấc ngủ và điều lại những thông tin sai về bệnh mất ngủ cũng như hậu quả của mất ngủ. Nhà trị liệu cũng có thể hướng dẫn bệnh nhân các kỹ thuật thư giãn, chẳng hạn như thư giãn cơ dần dần để giảm kích thích thần kinh tự chủ, ức chế suy nghĩ và lo lắng.

Điều trị bằng thuốc

Chỉ sử dụng thuốc khi bệnh nhân không đáp ứng với các phương pháp điều trị không dùng thuốc. Điều trị thuốc thường được sử dụng hàng đêm hoặc ngắt quãng. Nhiều loại thuốc an thần có thể cải thiện giấc ngủ như thuốc kháng histamin (diphenhydramine), thuốc đồng vận thụ thể Benzodiazepine (zaleplon, zolpidem, triazolam, eszopiclone, temazepam), thuốc chống trầm cảm dị vòng (trazodone, amitriptyline, doxepin), chất đối kháng thụ thể orexin suvorexant.

Các thuốc này được chứng minh mang lại hiệu quả rất tốt trong điều trị mất ngủ. Tuy nhiên, bệnh nhân không được tự ý sử dụng khi không có chỉ định của bác sĩ. Những thuốc này, nếu dùng không đúng chỉ định hoặc dùng lâu dài sẽ gây nên những tác dụng phụ có thể kể đến như khô miệng, táo bón, tê liệt khi ngủ, ngưng thở khi ngủ, giảm minh mẫn vào buổi sáng, mộng du, làm nặng hơn tình trạng trầm cảm, tăng nguy cơ té ngã và lú lẫn ở người cao tuổi, gây nghiện và lạm dụng thuốc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *