Mặc dù mọi người có thể không quen với thuật ngữ “hội chứng chéo trên”, nhưng chắc hẳn ai cũng đã từng thấy và có thể đang mắc phải chứng này. Tình trạng này thường gặp ở người cao tuổi và cũng cực kỳ phổ biến ở giới văn phòng, thậm chí cả vận động viên.
Hội Chứng Chéo Trên Là Gì?
Hội chứng chéo trên hay hội chứng chữ X trên (Upper crossed syndrome) là tình trạng mất cân bằng cơ do hoạt động với tư thế xấu trong thời gian dài gây ra. Biểu hiện rõ nhất là phần vai cong, phần đầu hướng về phía trước và xuất hiện đường cong rõ ràng ở cổ và ngực (hay được gọi là gù).
Các cơ của cơ thể có mối liên kết với nhau, khi một cơ yếu đi, một cơ khác sẽ thay thế để đảm nhận công việc của cơ đó. Ở hội chứng chéo trên, cơ lưng giữa và trên (cơ răng cưa trước và cơ thang) trở nên yếu. Kết quả là cơ ngực và cổ bị co rút gây đau khắp phần thân trên, bao gồm đau vai và đau cổ cũng như hạn chế tầm vận động khu vực này.
Nói một cách đơn giản, hội chứng chéo trên là tình trạng mất cân bằng cơ do sự suy yếu và kéo căng của cơ lưng trên và cơ cổ, cộng với việc cơ ngực trước và cổ đối diện bị co lại. Sự mất cân bằng này có thể dẫn đến rối loạn chức năng khớp.
Xem thêm: Mất cân bằng cơ nguy hiểm như thế nào?
Nguyên Nhân Gây Ra Hội Chứng Chéo Trên
Những người có lối sống ít vận động có nguy cơ mắc hội chứng chéo trên cao nhất. Ngồi nhiều giờ trước máy tính, xem tivi hoặc sử dụng điện thoại có thể hình thành tư thế xấu. Tư thế xấu nếu kéo dài có thể làm suy yếu cơ hình thoi và cơ gấp cổ đồng thời làm căng và co ngắn cơ ngực, cơ thang trên và cơ nâng xương bả vai.
Do đó, đây là kiểu “chữ X” mà tình trạng này có tên như vậy. Sự mất cân bằng này khiến cột sống kéo về phía trước, làm tăng đáng kể lượng căng thẳng lên các cơ hỗ trợ.
Vì vậy, mặc dù tư thế xấu và ngồi quá nhiều là nguyên nhân chính gây ra hội chứng chéo trên, nhưng cũng không hiếm khi thấy tình trạng này ở các vận động viên, đặc biệt là ở bộ môn cử tạ. Nguyên nhân chính là do sử dụng quá mức các cơ xung quanh cổ, vai, ngực và lưng trên.
Các Triệu Chứng Thường Gặp Của Hội Chứng Chéo Trên Là Gì?
Không giống như một số tình trạng khác, hội chứng chéo trên thường biểu hiện theo cách rất dễ thấy. Nhiều người sẽ nhận thấy vai của họ trở nên cong hơn và gù hơn theo thời gian, trong khi cổ và đầu cúi về phía trước. Cột sống cũng sẽ bắt đầu cong vào trong gần vùng cổ và hướng ra ngoài ở vùng lưng và vai trên.
Ngoài ra, các cơ mất cân bằng liên quan đến hội chứng chéo trên làm căng thẳng cho các cơ, gân, xương và khớp xung quanh gây ra các dấu hiệu sau:
- Đau đầu.
- Đau hoặc căng cơ ở cổ sau gáy.
- Đau và tức ngực.
- Đau ở lưng trên, đặc biệt là vai.
- Khó khăn khi ngồi đọc sách, xem tivi hoặc lái xe trong thời gian dài.
- Giới hạn hoạt động ở cổ hoặc vai.
- Tê, ngứa ran và đau ở cánh tay trên.
Hội Chứng Chéo Trên Có Nguy Hiểm Không?
Hội chứng chéo trên là một tình trạng kéo dài có thể gây mất cân bằng cơ đáng kể trong cơ thể và dẫn đến đau vùng cổ, vai, ngực mạn tính. Mất cân bằng cơ bắp có thể trở thành một trở ngại lớn đối với những người thường xuyên vận động hoặc là vận động viên. Tình trạng này không chỉ làm giảm hiệu suất mà còn hạn chế khả năng vận động linh hoạt của cơ thể. Nếu không được điều trị, tình trạng này có thể gây tổn thương cột sống do áp lực liên tục lên mặt trước của đốt sống.
Phương Pháp Điều Trị Hội Chứng Chéo Trên
Về các lựa chọn để tạm thời làm giảm các triệu chứng, bạn có thể được khuyến nghị thử các phương pháp điều trị nóng hoặc lạnh, cũng như thay đổi lối sống, tập luyện và thói quen làm việc của mình.
Tuy nhiên, vì tư thế xấu kéo dài là nguyên nhân chính gây ra hội chứng chéo trên, nên người bệnh có thể gặp thêm một số vấn đề ở phần cổ, vai, ngực. Điều quan trọng là phải tham khảo ý kiến của Bác sĩ để được đề xuất phương pháp điều trị phù hợp, chẳng hạn như các thủ thuật Y học cổ truyền hoặc các kỹ thuật Vật lý trị liệu.
Hơn nữa, để tăng tính linh hoạt của các cơ và khớp, trước tiên cần phải loại bỏ các điểm dính cơ và các điểm đau (trigger point). Tiếp theo là các bài tập tăng cường sức mạnh và kéo giãn cơ cụ thể để ngăn ngừa chấn thương trong tương lai và phục hồi chức năng cơ.
Giống như nhiều mặt bệnh cơ xương khớp khác, cách tốt nhất để chống lại sự mất cân bằng là thực hiện điều độ các bài tập kéo giãn, bài tập phòng ngừa và cải thiện tư thế.
Tại Ánh An Healthcare, việc phối hợp Y học Cổ truyền với các phương pháp hiện đại của Vật lý trị liệu – Phục hồi Chức năng giúp gia tăng hiệu quả điều trị, rút ngắn thời gian và tiết kiệm chi phí.