Đau nhức khớp ngón tay sau sinh tuy là vấn đề xương khớp không nguy hiểm tính mạng nhưng cảm giác đau nhức kéo dài rất khó chịu sẽ ảnh hưởng không ít đến cuộc sống và sinh hoạt của phụ nữ. Bài viết này sẽ giúp mẹ hiểu thêm về nguyên nhân, triệu chứng cùng cách chữa trị an toàn, hiệu quả tình trạng đau nhức khớp ngón tay.
Đau nhức khớp ngón tay cái sau sinh có nguy hiểm không?
Người bị đau khớp ngón tay sau sinh là khi cảm thấy khớp chi tay có biểu hiện đau, kèm theo sưng và nóng sốt tại chỗ. Cơn đau này có thể xuất hiện do nguyên nhân chấn thương hoặc có thể do nhiều nguyên nhân bệnh lý khác gây nên.
Nguyên nhân chủ yếu đến từ sự thay đổi cân nặng, hormone trong thời gian mang thai gây ra tình trạng đau nhức nói chưng. Bên cạnh đó, chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi thất thường sau sinh vì bận rộn với con nhỏ cũng khiến các khớp tay dễ bị tổn thương hơn.
Biến chứng của đau khớp ngón tay sau sinh
Một số biến chứng có thể xảy ra nếu sản phụ không được điều trị đúng cách:
Tê bì tay – vai
Đây là biến chứng dễ xuất hiện nhất với bệnh nhân đau khớp bởi khi khớp bị đau sẽ kéo theo viêm và sưng tại chỗ, mạch máu bị chèn ép, lưu thông máu kém. Tình trạng viêm nếu không giảm sẽ khiến tổ chức mô mềm tại đây có nguy cơ bị hoại tử.
Khớp liền thành một
Khớp khi bị đau sẽ ý thức “lười” vận động bàn tay cho bệnh nhân, lâu dần khớp bị liền thành một, nghĩa là không thể co hoặc duỗi như người bình thường. Bệnh nhân cần chú ý tránh để xảy ra biến chứng này.
Teo cơ bàn tay
Khi bàn tay không vận động, cùng với các khớp là tổ chức cơ cũng bị teo dần.
Đứt dây chằng
Trường hợp nguyên nhân gây đau khớp ngón tay sau sinh do viêm tại tổ chức dây chằng sẽ dễ đưa đến tình trạng đứt khi vận động. Việc thăm khám và điều trị kịp thời sẽ giúp phòng ngừa những hậu quả đáng tiếc.
Đau theo mùa
Biến chứng này bệnh nhân sẽ gặp suốt quãng thời gian sau đó. Điển hình như khi thay đổi thời tiết hoặc trời chuyển lạnh, các khớp sẽ đau, gây khó chịu cho người bệnh.
Điều trị đau khớp ngón tay sau sinh
Biện pháp khắc phục tại nhà
- Nếu bạn đang bị đau do chấn thương mô mềm, hoạt động hay duỗi quá mức ngón tay cái mỗi ngày thì hãy cân nhắc để ngón tay nghỉ ngơi. Bạn có thể chườm đá vào chỗ đau nếu thấy sưng.
- Nếu đang điều trị hội chứng ống cổ tay hoặc mất khả năng cầm nắm, bạn có thể được chỉ định đeo nẹp vào ban đêm để ổn định các dây thần kinh bị nén ở cổ tay.
- Thuốc uống không kê đơn cho bệnh đau khớp bao gồm NSAID, chẳng hạn như ibuprofen (Advil, Motrin); naproxen (Aleve) hoặc acetaminophin (Tylenol).
Phương pháp điều trị nội khoa
Nếu các biện pháp khắc phục tại nhà cho cơn đau ngón tay của bạn không hiệu quả thì cần phải đến cơ sở y tế để điều trị. Các phương pháp điều trị đau khớp ngón tay bao gồm:
- Vật lý trị liệu;
- Tiêm steroid khớp;
- Thuốc giảm đau tại chỗ;
- Thuốc giảm đau theo toa;
- Phẫu thuật để sửa chữa một gân hoặc khớp bị hư hỏng.