Thoát vị đĩa đệm lưng (hay thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng) là một trong hai loại thoát vị đĩa đệm phổ biến cùng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Các triệu chứng của bệnh lý ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, đặc biệt có thể gây tàn phế suốt đời.
THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG THẮT LƯNG LÀ GÌ?
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là tình trạng bao xơ bên ngoài của đĩa đệm thắt lưng bị xơ hóa dẫn đến rách và tràn nhân nhầy đĩa đệm. Hiện tượng này làm chèn ép rễ thần kinh và ống sống, gây ra những cơn đau vùng thắt lưng.
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng: chủ yếu ở đốt sống L4, L5 hoặc L5,S1.
Đối tượng có nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có thể kể đến như:
- Người làm công việc nặng nhọc, công việc văn phòng.
- Người tập luyện các môn thể thao có cường độ cao.
- Người mắc các bệnh lý cột sống: thoái hóa, cong vẹo, gai cột sống,…
- Người lớn tuổi,…
- Tình trạng thừa cân, béo phì.
NGUYÊN NHÂN GÂY THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG THẮT LƯNG
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có thể được gây ra bởi nguyên nhân tác động trực tiếp hoặc từ bệnh lý tiềm ẩn:
- Thoái hóa cột sống, thường xảy ra ở độ tuổi 30 – 50. Theo thời gian, lớp bao xơ bên ngoài đĩa đệm bị rách khiến phần nhân nhầy bên trong thoát ra ngoài, chèn vào ống sống và chèn ép dây thần kinh vùng thắt lưng.
- Tai nạn hoặc chấn thương cột sống do lao động nặng khiến đĩa đệm bị rách hoặc lồi.
- Các hội chứng bẩm sinh như gù lưng, vẹo cột sống, cũng như yếu tố di truyền từ đặc điểm cột sống yếu của bố mẹ.
- Tăng cân, béo phì làm tăng sức đè nén lên các đĩa đệm.
- Hút thuốc làm giảm nồng độ oxy và chất dinh dưỡng nuôi các mô, xương và đĩa đệm.
- Tư thế sai, tập thể dục không đúng cách cũng gây ra những tổn thương nghiêm trọng cho cột sống, dẫn đến nguy cơ cao bị thoát vị đĩa đệm.
DẤU HIỆU CỦA THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM THẮT LƯNG
Đau lưng là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Tuy nhiên, tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ mà người bệnh sẽ có cảm giác đau khác nhau.
Dưới đây là những triệu chứng cụ thể để nhận biết bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng:
- Xuất hiện các cơn đau khi cúi người, ho hoặc hắt hơi. Thi thoảng người bệnh cảm thấy đau khi ngồi, đứng hoặc nằm sấp quá lâu.
- Cơn đau lan xuống mông, đùi và chân do chèn ép lên dây thần kinh.
- Tình trạng đau giảm khi nghỉ ngơi nhưng tăng nhiều khi vận động, thỉnh thoảng xuất hiện cảm giác tê bì, nhức hoặc bỏng rát.
- Tệ hơn, người bệnh còn có thể bị rối loạn đại tiểu tiện, rối loạn cương dương (ở nam giới).
THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM THẮT LƯNG CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
Ngoài những bất tiện gây ra bởi các triệu chứng, người bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng còn có nguy cơ gặp phải các vấn đề nguy hiểm như:
Rối loạn cảm giác
Rối loạn cảm giác sẽ xuất hiện ở vùng da tương ứng với rễ dây thần kinh bị đĩa đệm chèn ép. Những vùng da này sẽ xuất hiện các cảm giác nóng, lạnh, tê bì, khó chịu bất thường.
Rối loạn đại tiểu tiện
Khi dây thần kinh ở vùng thắt lưng bị chèn ép do đĩa đệm bị thoát vị, chức năng của cơ tròn có nguy cơ bị rối loạn. Cơ tròn có nhiệm vụ giúp cơ thể điều khiển khả năng đại – tiểu tiện. Vì thế, khi bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, người bệnh có thể phải đối mặt với chứng đại tiểu tiện không tự chủ.
Teo cơ chi
Phần đĩa đệm bị thoát vị chèn ép lên dây thần kinh làm gián đoạn khả năng liên lạc từ não bộ đến cơ, làm cơ không tiếp nhận được thông tin, chức năng cơ suy giảm và dẫn tới teo cơ. Lúc này, người bệnh sẽ mất khả năng lao động, các sinh hoạt hằng ngày cũng trở nên khó khăn.
Gây bại liệt, tàn phế
Đây được xem là những biến chứng nguy hiểm nhất của thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Khi gặp biến chứng này, người bệnh không còn khả năng đi lại hoặc vận động, chỉ có thể nằm một chỗ và phụ thuộc hoàn toàn vào người khác.
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM THẮT LƯNG
Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bảo tồn được nhiều bệnh nhân tin tưởng sử dụng. Trong đó, phương pháp vật lý trị liệu phục hồi chức năng vẫn đang làm rất tốt cho việc phục hồi đĩa đệm, bằng các tác nhân chính như:
Kéo giãn cột sống
- Làm giảm áp lực nội đĩa đệm, dẫn tới làm tăng lượng dịch thẩm thấu vào đĩa đệm, tăng dinh dưỡng cho đĩa đệm giúp nhân nhầy, đĩa đệm căng phồng trở lại, có thể giúp thu nhỏ đĩa đệm.
- Điều chỉnh sai lệch khớp đốt sống và cột sống.
- Giảm chèn ép thần kinh.
- Giãn cơ thụ động.
Điện trị liệu
Giảm đau, giảm co thắt, tăng sự tuần hoàn, chuyển hóa, giảm phù nề, tăng cường miễn dịch- dịch thể và tế bào, giúp giảm viêm.
Siêu âm trị liệu
Tăng tuần hoàn máu cục bộ do tăng nhiệt độ, tăng tính thấm của mạch máu và tổ chức, làm giãn cơ, giảm đau do kích kích các thụ thể thần kinh, tăng tính hấp thu dịch nề, tăng trao đổi chất, tăng dinh dưỡng và tái sinh tổ chức.
Sóng xung kích
- Kích thích quá trình sửa chữa và tái tạo mô: kích thích quá trình tái tạo mạch máu, cải thiện tình trạng cấp máu tại khu vực tổn thương tạo thuận lợi cho quá trình tái tạo mô.
- Tăng cường sản xuất collagen cho quá trình sửa chữa cho các cấu trúc bị hư hỏng.
- Làm giảm đau, ức chế sự co cơ, tăng cường phân tán chất trung gian dẫn truyền giảm đau.
- Phục hồi vận động do làm tan sự vôi hóa của các nguyên bào sợi.
Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế cho lời khuyên của Bác sĩ.
Phòng khám Ánh An là địa chỉ khám – điều trị các bệnh lý Cơ – Xương – Khớp kết hợp giữa 2 phương pháp Y học cổ truyền và Y học hiện đại giúp người bệnh:
- Gia tăng cơ chế phục hồi
- Khôi phục chất lượng cuộc sống
- Đạt hiệu quả điều trị cao với liệu trình ngắn
- Nếu bạn đang gặp phải các vấn đề về cơ xương khớp, hãy liên hệ ngay với Phòng khám Ánh An để được tư vấn miễn phí.
PHÒNG KHÁM ÁNH AN
🏥 Địa chỉ: 551 Lạc Long Quân, phường 10, quận Tân Bình, TP.HCM
☎️ Hotline: 0909.205.333
📍 Ánh An – Đồng Hành Sức Khỏe Bạn