CỎ NGỌT

Tên khoa học: Stevia rebaudiana (Bert.) Hemsl.

Công dụng: Chữa đái đường, làm nguyên liệu thay thế đường trong công nghiệp Dược phẩm, chống béo phì (cả cây).

Bộ phận dùng: Lá – Folium Steviae.

Tính vị, tác dụng: Có vị ngọt rất đậm đà, có ích cho người bị bệnh đái đường và người mập phì.

Công dụng, chỉ định và phối hợp:

  • Chữa đái tháo đường: Cỏ ngọt và steviosid có vị ngọt sẽ làm giảm nhu cầu chất đường và chất bột của người bệnh, vì thế sẽ làm giảm đường huyết. Liều dùng theo thử nghiệm ở Braxin là mỗi lần 0,25g steviosid (hoặc 2,5g lá cỏ ngọt), ngày 4 lần. Uống nhiều ngày.
  • Chữa béo phì: Cỏ ngọt và steviosid có vị ngọt sẽ làm giảm nhu cầu chất đường và chất bột của cơ thể, nên cũng có tác dụng chữa béo phì. Liều dùng 0,5 – 1g steviosid chia ra 3 – 4 lần trong ngày. Uống nhiều ngày.
  • Một số chế phẩm từ Cỏ ngọt như Trà actiso stevia, Trà sâm quy stevia (Sâm khu 5, Tam thất, Ðương quy, Thục địa, Táo, Long nhân, Ngũ gia bì và Cỏ ngọt). Chất steviosid có tiềm năng làm chất dịu vị, trong đó có steviol là chất chống nội tiết tố yếu (điều mà không lấy làm ngạc nhiên khi tính đến chuỗi tricyclic của steviol và liên hệ tới việc các phụ nữ Mỹ dùng cỏ này như thuốc tránh thai).
  • Cỏ ngọt đã được người dân Paraguay dùng để thay thế đường từ lâu. Từ khi xác định được steviosid. Cỏ ngọt được trồng rộng rãi để lấy chất thay thế đường trong công nghiệp thực phẩm (làm chất điều vị cho bánh mứt kẹo, nước giải khát…) trong công nghiệp dược phẩm (thuốc thay thế đường trong bệnh đái đường và mập phì). Người ta sử dụng bột lá cỏ ngọt khô để làm chất điều vị ngọt cho trà túi lọc, trà thuốc, hoặc chiết xuất tinh thể steviosid dùng cho các nhu cầu trong đời sống.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *