CÁCH CHỮA THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM BẰNG ĐÔNG Y

Thoát vị đĩa đệm được xem là một trong những bệnh lý cơ xương khớp phổ biến và ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Ngày nay, người ta có nhiều phương pháp hiện đại để điều trị căn bệnh này, nhưng cũng có nhiều người tìm đến phương pháp truyền thống (Đông y) để giải quyết tình trạng bệnh.

THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM LÀ GÌ?

Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi lớp nhân nhầy đĩa đệm giữa các đốt sống lưng hoặc cổ di chuyển ra khỏi vị trí vốn có làm đè và chèn ép lên các dây thần kinh  gây đau nhức.

Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên cột sống, nhưng phổ biến nhất là ở vùng lưng dưới (thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng) và cổ (thoát vị đĩa đệm cột sống cổ). Do 2 vùng thắt lưng và cổ là phần linh hoạt của cột sống, và vì đĩa đệm vùng này được cử động nhiều nhất nên dễ bị hao mòn và tràn nhân nhầy.

  • Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng: chủ yếu ở đốt sống L4, L5 hoặc L5,S1.
  • Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ: chủ yếu ở đốt sống C5, C6 và C7.

Thoát vị đĩa đệm thường xảy ra với những đối tượng như:

  • Người làm công việc nặng nhọc, công việc văn phòng.
  • Người tập luyện các môn thể thao có cường độ cao.
  • Tình trạng thừa cân, béo phì.
  • Người mắc các bệnh lý cột sống: thoái hóa, cong vẹo, gai cột sống,…
  • Người có thói quen sinh hoạt không lành mạnh: ngồi khom lưng, rướn cổ, nằm gối quá cao,…
  • Người lớn tuổi,…

CHỮA THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM BẰNG ĐÔNG Y CÓ ĐƯỢC KHÔNG?

Với sự tiến bộ và phát triển trong y học hiện đại, ngày càng có nhiều phương pháp hiện đại điều trị thoát vị đĩa đệm ra đời. Nhưng phương pháp y học cổ truyền (Đông y) cũng không bị quên lãng bởi tính an toàn và hiệu quả lâu dài của chúng.

Sau đây là 3 ưu điểm nổi bật của chữa thoát vị đĩa đệm bằng Đông y:

  • Chi phí hợp lý: trái ngược với các phương pháp hiện đại, chi phí khi điều trị bằng Đông y được xem là “dễ thở” với nhiều người. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể được chỉ định điều trị tại nhà, từ đó tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại.
  • Hiệu quả lâu dài: vì nguyên tắc của Đông y là điều trị từ căn nguyên, nên sẽ mang đến hiệu quả lâu dài cho người bệnh.
  • Tính an toàn: Đông y chủ yếu sử dụng các thủ thuật như xoa bóp bấm huyệt, châm cứu kết hợp với thuốc thang từ thiên nhiên nên sẽ hạn chế xảy ra tác dụng phụ với người bệnh.

ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM BẰNG ĐÔNG Y

Ngoài phương pháp Y học hiện đại, phương pháp Y học cổ truyền cũng có nhiều đặc điểm nổi bật trong điều trị thoát bị đĩa đệm.

Xoa bóp bấm huyệt

Xoa bóp, bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm là liệu pháp sử dụng tay tác động lực lên các vị trí của huyệt đạo và gân khớp của bệnh nhân nhằm mục đích:

  • Giãn mạch, tăng khả năng lưu thông máu, góp phần chống viêm, giảm phù nề.
  • Cải thiện tình trạng co cứng cơ, gân, dây chằng, giúp các khớp dẻo dai, linh hoạt hơn.
  • Bên cạnh đó, các động tác xoa bóp sẽ giúp cho bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm ngăn ngừa được tình trạng thoái hóa cột sống nhờ vào các tác động tốt đến cột sống của người bệnh.

Châm cứu

Phương pháp châm cứu mang đến tác dụng khai thông khí huyết, khôi phục sự cân bằng của khí, để cơ thể sinh ra các phản ứng tự nhiên trong việc điều trị bệnh.

Thuốc Đông y

Một số bài thuốc Đông y ứng dụng trong điều trị thoát vị đĩa đệm có thể kể đến như:

Thể hàn thấp

  • Lâm sàng: bị đau ở vùng lưng với cảm giác nặng như có vật nặng đè lên, chân tay yếu và lạnh, cơn đau tăng khi thời tiết âm u hoặc lạnh, bớt đau khi chườm nóng, người bệnh thường đi tiểu nhiều và nước tiểu có màu trong, lưỡi nhạt màu, mạch trầm và tế.
  • Dược liệu: can khương, độc hoạt, phụ tử, cát căn, quế chi, xuyên ô, ma hoàng, cam thảo, tế tân.
  • Tùy từng trường hợp có thể kết hợp một số loại dược liệu khác.

Thể phong thấp

  • Lâm sàng: đau lưng có thể trên hoặc dưới hoặc cũng có thể cả hai, cơn đau có xu hướng lan xuống ngón chân, sợ lạnh, sợ gió, lưỡi có rêu vàng, mạch huyền và phù. Các triệu chứng này thay đổi theo thời tiết.
  • Dược liệu: thạch chi, tang ký sinh, đương quy, đẳng sâm, tần giao, phục linh, đỗ trọng, độc hoạt, phòng phong, xuyên khung, ngưu tất, bạch thược, cam thảo, nhục quế, tế tân.
  • Tùy từng trường hợp có thể kết hợp một số loại dược liệu khác.

Thể thấp nhiệt

  • Lâm sàng: đau và nóng ở thắt lưng, có khi còn bị sưng nặng ở vùng này, khó thực hiện động tác ngả người về sau hoặc cúi về trước, tiểu buốt và ít, nước tiểu vàng đậm, hay ra mồ hôi, cảm thấy bứt rứt trong người, rêu lưỡi màu vàng nhầy, thi thoảng bị táo bón, mạch hoạt hoặc sác.
  • Dược liệu: tần giao, xương truật, hoàng bá, ngưu tất, ý dĩ.
  • Tùy từng trường hợp có thể kết hợp một số loại dược liệu khác.

Thể thận hư

  • Lâm sàng: đau ê ẩm ở thắt lưng, cảm thấy yếu khi bước đi, đứng lâu chân muốn khụy xuống, dễ bị sốt về chiều, lưỡi đỏ, họng khô, hay ra mồ hôi trộm, khi xoa bóp hay nghỉ ngơi sẽ thấy dễ chịu nhưng khi cơ thể mệt mỏi thì các triệu chứng sẽ nghiêm trọng hơn.
  • Dược liệu: đỗ trọng, thục địa, sơn thù, ngưu tất, thỏ ty tử, kỳ tử, hoài sơn, tang ký sinh, cao quy bản, cao ban long.
  • Tùy từng trường hợp có thể kết hợp một số loại dược liệu khác.

Thể thận dương hư

  • Lâm sàng: lưng đau ê ẩm, được chườm ấm hoặc xoa bóp sẽ đỡ hơn, mất cảm giác hoặc tê ở lưng, lạnh lưng, tay chân lạnh và yếu khi vận động, sợ lạnh, hơi thở ngắn, da xanh, lưỡi nhạt và trắng, mạch không lực và trầm tế.
  • Dược liệu: thục địa, thỏ ty tử, tục đoạn, đỗ trọng, hoài sơn, kỷ tử, cao ban long, sơn thù, cẩu tích, đương quy, phụ tử.
  • Tùy từng trường hợp có thể kết hợp một số loại dược liệu khác.

Thể khí trệ huyết ứ

  • Lâm sàng: chân và lưng đau nhói một chỗ, xu hướng nặng hơn về đêm và nhẹ hơn vào buổi ngày, nếu ấn vào cột sống sẽ cảm thấy cơn đau rất khó chịu, có thể mất cảm giác ở chân nên di chuyển khó, lưỡi có vết ban đỏ hoặc màu đỏ tím, hay bị táo bón, mạch huyền và trầm.
  • Dược liệu: tục đoạn, xuyên khung, cốt toái bổ, hồng hoa, đào nhân, khương hoạt, đương quy, nhũ hương, địa long, tần giao, xương bồ, cam thảo.
  • Tùy từng trường hợp có thể kết hợp một số loại dược liệu khác.

Tuy nhiên, việc áp dụng Đông Y chữa thoát vị đĩa đệm chỉ đạt hiệu quả cao khi bệnh nhân đang ở giai đoạn đầu của bệnh và có cơ địa đáp ứng với phương pháp điều trị, và đòi hỏi sự kiên nhẫn trong thời gian dài.

Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế cho lời khuyên của Bác sĩ.

Phòng khám Ánh An là địa chỉ khám – điều trị các bệnh lý Cơ – Xương – Khớp kết hợp giữa 2 phương pháp Y học cổ truyền và Y học hiện đại giúp người bệnh:

  • Gia tăng cơ chế phục hồi
  • Khôi phục chất lượng cuộc sống
  • Đạt hiệu quả điều trị cao với liệu trình ngắn

Nếu bạn đang gặp phải các vấn đề về cơ xương khớp, hãy liên hệ ngay với Phòng khám Ánh An để được tư vấn miễn phí.

PHÒNG KHÁM ÁNH AN

🏥 Địa chỉ: 551 Lạc Long Quân, phường 10, quận Tân Bình, TP.HCM

☎️ Hotline: 0909.205.333

📍 Ánh An – Đồng Hành Sức Khỏe

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *