BỊ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CÓ QUAN HỆ ĐƯỢC KHÔNG?

“Thoát vị đĩa đệm có kiêng quan hệ?” là câu hỏi mà nhiều người quan tâm. Trên thực tế, người bệnh thoát vị đĩa đệm không cần kiêng hay tránh quan hệ, nhưng cần có những tư thế phù hợp để tránh những hậu quả xấu cho vùng đĩa đệm và xương khớp của mình.

THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM LÀ GÌ?

Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi lớp nhân nhầy đĩa đệm giữa các đốt sống lưng hoặc cổ di chuyển ra khỏi vị trí vốn có làm đè và chèn ép lên các dây thần kinh  gây đau nhức.

Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên cột sống, nhưng phổ biến nhất là ở vùng lưng dưới (thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng) và cổ (thoát vị đĩa đệm cột sống cổ). Do 2 vùng thắt lưng và cổ là phần linh hoạt của cột sống, và vì đĩa đệm vùng này được cử động nhiều nhất nên dễ bị hao mòn và tràn nhân nhầy.

  • Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng: chủ yếu ở đốt sống L4, L5 hoặc L5,S1.
  • Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ: chủ yếu ở đốt sống C5, C6 và C7.

CÓ NÊN QUAN HỆ KHI BỊ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM?

Thoát vị đĩa đệm thường xảy ra trong giai đoạn từ 30 – 50 tuổi, đây là thời kỳ cao điểm của hoạt động tình dục. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tư thế uốn cong thắt lưng có thể làm tăng áp lực cho đĩa đệm.

Đối với những trường hợp thoát vị đĩa đệm chưa nặng đến mức chèn ống sống gây yếu liệt, người bệnh vẫn có thể duy trì quan hệ bình thường. Tuy nhiên, tốt nhất người bệnh nên lựa chọn các tư thế sao cho phù hợp với ngưỡng đau của mình.

Nếu không may trong quá trình quan hệ, người bệnh cảm thấy đau nhức, khó chịu vùng thắt lưng (hoặc vùng bị thoát vị khác), nên liên hệ ngay với chuyên gia y tế để được tư vấn và đưa ra cách giải quyết phù hợp.

Một lời khuyên khác, người bệnh cần trao đối trước với “đối tác” của mình về tình trạng bệnh lý, để cả hai thấu hiểu và thoải mái trong hành động lẫn tinh thần.

TƯ THẾ QUAN HỆ PHÙ HỢP CHO NGƯỜI THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM

Lựa chọn tư thế quan hệ phù hợp vừa giúp bạn cảm thấy thoải mái và vừa kiểm soát được vấn đề sức khỏe của mình. Dưới đây là một số tư thế quan hệ được đề xuất cho người thoát vị đĩa đệm:

Tư thế truyền thống

Tư thế nam trên nữ dưới và cả hai đối mặt nhau. Người bệnh cần chuẩn bị một chiếc khăn cuộn tròn, đặt phía lưng dưới để hỗ trợ vị trí tổn thương.

Tư thế truyền thống hoàn toàn tốt hơn so với giữ lưng thẳng như thông thường, bởi người bệnh không cần đẩy xương chậu hướng về phía trước, từ đó giúp hạn chế tổn thương tốt hơn.

Tư thế nằm úp

Tư thế này chủ yếu là nằm úp vào nệm và di chuyển lưng thành hình vòng cung. Người bệnh có thể kiểm soát độ cong lưng theo nhiều cách như: chống khuỷu tay lên, đặt thêm một chiếc gối dưới ngực hoặc bụng, …

Tư thế chèn ép

Khác với tư thế truyền thống có thể làm bạn không thoải mái bởi phải uốn cong liên tục và kéo căng cột sống. Tư thế chèn ép lại giúp ổn định phần lưng hơn do người bệnh được nằm ngửa hoàn toàn.

Tuy nhiên, có một vấn đề là đối tác của bạn không nên tác động quá mạnh vì có thể gây chèn ép xương chậu và uốn cong cột sống quá mức, gây ra đau đớn. Để khắc phục vấn đề này, người bệnh có thể đặt thêm một tấm đệm cứng ở phần mông và lưng dưới để duy trì cột sống thẳng hàng.

Ngồi và quỳ

Tư thế này giúp người bệnh có thể kiểm soát vị trí của lưng, giảm đáng kể trọng lượng trên khuỷu tay để tránh gây ảnh hưởng vùng tổn thương.

Ngoài ra, bạn có thể cân nhắc vị trí ngồi trên ghế, điều này giúp ổn định lưng và giảm thiểu độ cong ngay cả khi bước vào giai đoạn thăng hoa.

Các tư thế kể trên được khuyến nghị áp dụng đối với các cặp vợ chồng lớn tuổi, phụ nữ mãn kinh đồng thời mắc chứng thoát vị đĩa đệm thắt lưng.

NHỮNG LƯU Ý KHI QUAN HỆ ĐỐI VỚI NGƯỜI THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM

Triệu chứng đau lưng do thoát vị đĩa đệm thường có xu hướng tăng lên khi thực hiện động tác cúi người về phía trước. Do đó, khi uốn cong cột sốt theo hướng ngược lại sẽ giúp hạn chế tổn thương tối đa.

Trước khi quan hệ, người bệnh nên xác định mức độ di chuyển cột sống an toàn, chẳng hạn như:

  • Nếu người bệnh bị đau nhiều ở một trong hai hướng uốn cong, nên tập trung vào các tư thế giúp ổn định lưng.
  • Nếu người bệnh chỉ có thể uốn cong cột sống tối thiểu, cần giữ lưng thẳng đứng và tập trung di chuyển xương chậu.
  • Nếu người bệnh hoàn toàn không thể uốn cong cột sống, cố gắng cố định vùng lưng tối đa khi quan hệ tình dục.

Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế cho lời khuyên của Bác sĩ.

Phòng khám Ánh An là địa chỉ khám – điều trị các bệnh lý Cơ – Xương – Khớp kết hợp giữa 2 phương pháp Y học cổ truyền và Y học hiện đại giúp người bệnh:

  • Gia tăng cơ chế phục hồi
  • Khôi phục chất lượng cuộc sống
  • Đạt hiệu quả điều trị cao với liệu trình ngắn

Nếu bạn đang gặp phải các vấn đề về cơ xương khớp, hãy liên hệ ngay với Phòng khám Ánh An để được tư vấn miễn phí.

PHÒNG KHÁM ÁNH AN

🏥 Địa chỉ: 551 Lạc Long Quân, phường 10, quận Tân Bình, TP.HCM

☎️ Hotline: 0909.205.333

📍 Ánh An – Đồng Hành Sức Khỏe Bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *