Hương Trần Ngũ Vị – Bài Thuốc Xông Thông Mũi Họng, Trợ Cảm Cúm

Sử dụng thuốc xông giải cảm tại nhà là phương pháp được lưu truyền từ lâu đời. Tuy nhiên, lựa chọn nguyên liệu và xông đúng cách không phải là điều ai cũng biết. Trong bài viết này, Ánh An Healthcare sẽ giúp bạn hiểu rõ về phương pháp xông thuốc và bài thuốc xông giải cảm hiệu quả cho mùa mưa bão.

Thuốc Xông Trong Y Học Cổ Truyền Là Gì?

Định nghĩa

Thuốc xông trong Y học cổ truyền là một phương pháp trị liệu sử dụng hơi nước mang theo tinh chất của các loại dược liệu chứa tinh dầu để tác động trực tiếp lên vùng cơ thể. Phương pháp này dựa trên nguyên lý hoạt động của các vị thuốc khi tiếp xúc với nhiệt độ cao sẽ giải phóng các tinh dầu, hoạt chất có tác dụng trị bệnh.

Nguyên liệu của thuốc xông

Dược liệu khô: các loại dược liệu khô chứa tinh dầu, dược liệu tươi, các loại cây tươi còn nguyên vẹn, không giập nát.

Tân dược, tinh dầu: các loại viên tinh dầu, thuốc chứa tinh dầu: Eugica, Eucamphor, tinh dầu xông…

Xông giải cảm là phương pháp được lưu truyền lâu đời
Xông giải cảm là phương pháp được lưu truyền lâu đời

Mục đích

– Gây đổ mồ hôi, hạ nhiệt, giảm đau, diệt khuẩn…

– Một số có thể tận dụng làm nước uống giải cảm, hỗ trợ trong điều trị (với phương thang thích hợp).

Công Dụng Của Thuốc Xông

Theo Y học cổ truyền

– Tác dụng tân ôn giải biểu.

– Trừ phong.

– Thông khiếu.

– Kháng sinh khử trùng.

Theo Y học hiện đại

Tinh dầu:

– Kích thích hô hấp, vệ sinh đường hô hấp trên.

– Kích thích thần kinh.

– Sát khuẩn.

– Giảm đau.

Xông:

– Giãn nở mạch máu ngoại vi.

– Tăng lưu thông khí huyết.

– Kích thích tuyến mồ hôi tăng tiết.

Cách Xông Thuốc Cơ Bản

Bước 1: Rửa, vệ sinh nguyên liệu.

Bước 2: Cho các nguyên liệu dạng củ, vỏ thân rễ vào trước, đun sôi. Nước sôi cho tiếp các loại dược liệu chứa tinh dầu vào, đun nhẹ 5 phút.  Một số loại củ, lá tươi có thể nghiền, giã nhẹ để tăng khả năng tiết tinh dầu.

Bước 3:

– Tìm nơi kín đáo, hoặc có thể dùng khăn trùm kín người. Mở hé nồi xông cho hơi nước kèm tinh dầu lan tỏa trong phòng/chăn trùm. Hít nhẹ, sâu để vệ sinh đường hô hấp trên.

– Thời gian xông từ 5- 15’. Xông tới khi thấy cơ thể để mồ hôi, thoải mái thì có thể ngừng.

– Nước xông có thể dùng như trà giải cảm (trường hợp theo thang thuốc cụ thể)

Bước 4: Lau nhẹ người sau khi xông, bổ sung nước sau xông.

Lưu ý khi xông thuốc

  • Bổ sung cấp nước sau khi xông.
  • Các sản phẩm chứa menthol không sử dụng cho trẻ nhỏ do gây ngừng hô hấp.
  • Thời gian xông: tối đa 15 – 20 phút.
  • Tần suất: xông người: 1 lần/ngày; xông phòng/không gian: tùy nhu cầu.

Chống Chỉ Định Xông Thuốc

Xông thuốc là phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả, tuy nhiên nhóm người dưới đây cần tránh:

– Những người đang bị sốt cao, đang bị ra nhiều mồ hôi hay bị tiêu chảy gây mất nước, người bị mất máu vì gây mất nước, tụt huyết áp.

– Người bị huyết áp cao hay huyết áp dao động, mắc cách bệnh lý tim mạch, giảm cảm giác nóng lạnh, người suy nhược, già yếu, mới ốm dậy.

– Phụ nữ đang mang thai, đang trong kỳ kinh nguyệt.

– Trẻ nhỏ dưới 12 tuổi.

– Người có bệnh lý về tâm thần hoặc bệnh ngoài da nặng cũng không nên xông.

– Không xông cho những người bị cảm do nắng, đang bị mệt lả hay buồn nôn.

Bài Thuốc Xông Giải Cảm Hương Trần Ngũ Vị

Công thức bài thuốc xông Hương trần ngũ vị:

  1. Hương nhu: 10g
  2. Trần bì: 10g
  3. Can khương: 10g
  4. Kinh giới: 10g
  5. Sả: 3 cây

Có thể gia giảm thêm: Bạc hà, Tía tô, Ngải cứu…

Mục đích: gây đổ mồ hôi, hạ nhiệt, giải cảm sốt, hỗ trợ vệ sinh đường hô hấp…

Hương trần ngũ vị - Bài thuốc xông trị cảm
Hương trần ngũ vị – Bài thuốc xông trị cảm

Cách dùng:

– Bước 1: Rửa sạch nguyên liệu.

– Bước 2: Cho các nguyên liệu vào nước và đun sôi nhẹ.

– Bước 3: Tìm nơi kín đáo, hoặc có thể dùng khăn trùm kín người. Mở hé nồi xông cho hơi nước kèm tinh dầu lan tỏa trong phòng/chăn trùm. Hít nhẹ, sâu để vệ sinh đường hô hấp trên. Thời gian xông từ 5 – 15’. Xông tới khi thấy cơ thể để mồ hôi, thoải mái thì có thể ngừng.

– Bước 4: Lau nhẹ người sau khi xông, bổ sung nước sau xông.

Tác dụng bài thuốc xông Hương trần ngũ vị theo Y học hiện đại:

– Hương nhu: trị cảm nắng, nhức đầu, xua tan tình trạng sốt nóng, tăng tiết mồ hôi

– Trần bì: điều hòa khí huyết, kháng khuẩn, kháng viêm,…

– Can khương (gừng): trợ tiêu hóa, kháng khuẩn,…

– Kinh giới: kháng khuẩn, thông mũi họng, trợ cảm cúm, đau nhức cơ thể,…

– Sả: ấm bụng, khử uế, giảm đau bụng, tiêu đờm, hạn chế các triệu chứng như đầy hơi, tiêu chảy, ho, nôn.

– Bạc hà: có tác dụng sát khuẩn ngoài da và cả tai mũi họng, kháng viêm, tiêu trừ nhức đầu, đau họng, sổ mũi.

– Ngải cứu: giúp cơ thể điều hòa lưu thông khí huyết, cầm máu.

– Tía tô: trị cảm mạo, khu phong trừ hàn.

Tham khảo chuyên môn: ThS. DS. Trần Ngọc Tín

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *