BỆNH BẠCH HẦU

Bệnh bạch hầu có tên tiếng Anh là Diphtheria (dif-THEER-e-uh) là bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng gây ra bởi vi khuẩn, thường ảnh hưởng đến màng nhầy của mũi và cổ họng. Bệnh bạch hầu cực kỳ hiếm gặp ở các nước phát triển khác nhờ việc tiêm chủng rộng rãi. Tuy nhiên, nhiều quốc gia còn hạn tiêm chủng vẫn có tỷ lệ mắc bệnh bạch hầu cao.

BỆNH BẠCH HẦU LÀ GÌ?

Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi. Bệnh này gây ra bởi vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae thuộc họ Corynebacteriaceae.

Bệnh bạch hầu gây ra bởi vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae thuộc họ Corynebacteriaceae
Bệnh bạch hầu gây ra bởi vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae thuộc họ Corynebacteriaceae

Bệnh bạch hầu có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục. Đây là một bệnh vừa nhiễm trùng vừa nhiễm độc và các tổn thương nghiêm trọng của bệnh chủ yếu là do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu gây ra.

Mặc dù bệnh này phổ biến hơn ở vùng khí hậu nhiệt đới nhưng cũng có thể xảy ra đặc biệt ở những người vệ sinh kém sống trong điều kiện đông đúc.

ĐỐI TƯỢNG DỄ MẮC BỆNH BẠCH HẦU

Những người có nguy cơ cao mắc bệnh bạch hầu bao gồm:

  • Trẻ em và người lớn không được tiêm chủng đầy đủ.
  • Những người sống trong điều kiện đông đúc hoặc mất vệ sinh và ở các nước có tỷ lệ tiêm chủng thấp.
  • Bất cứ ai đi du lịch đến khu vực có bệnh bạch hầu phổ biến.

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH BẠCH HẦU

Nguyên nhân mắc bệnh bạch hầu chủ yếu do nhiễm vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae. Vi khuẩn này thường sinh sôi trên hoặc gần bề mặt của cổ họng hoặc da và lây lan qua:

  • Các giọt trong không khí: Khi người nhiễm bệnh hắt hơi hoặc ho tạo ra sương mù chứa các giọt bắn bị nhiễm khuẩn, những người ở gần có thể hít phải vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae. Bệnh bạch hầu dễ lây lan theo cách này, đặc biệt là ở những nơi đông đúc.
  • Các vật dụng hàng ngày bị nhiễm khuẩn: đôi khi có những trường hợp mắc bệnh bạch hầu khi xử lý đồ dùng của người bị nhiễm bệnh, ví dụ như khăn giấy hoặc khăn lau tay đã qua sử dụng.
  • Chạm vào vết thương bị nhiễm trùng: cũng có thể truyền vi khuẩn gây bệnh bạch hầu.
  • Những người đã bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu và chưa được điều trị: những người này có thể lây nhiễm cho những người chưa tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu – ngay cả khi không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào.
Mắc bệnh bạch hầu qua các giọt bắn chứa vi khuẩn gây bệnh trong không khí
Mắc bệnh bạch hầu qua các giọt bắn chứa vi khuẩn gây bệnh trong không khí

TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH BẠCH HẦU

Các dấu hiệu và triệu chứng bệnh bạch hầu thường bắt đầu từ 2 đến 5 ngày sau khi bị nhiễm bệnh,có thể bao gồm:

  • Xuất hiện màng dày, màu xám bao phủ cổ họng và amidan.
  • Đau họng và khàn giọng.
  • Các tuyến bị sưng (hạch bạch huyết mở rộng) ở cổ.
  • Khó thở hoặc thở nhanh.
  • Chảy nước mũi.
  • Sốt và ớn lạnh.
  • Mệt mỏi.

Ở một số người, nhiễm vi khuẩn bạch hầu chỉ gây bệnh nhẹ hoặc không có dấu hiệu và triệu chứng nào rõ ràng. Những người bị nhiễm bệnh nhưng không biết mình mắc bệnh được coi là người mang mầm bệnh bạch hầu, sở dĩ gọi như vậy vì họ có thể truyền bệnh mà bản thân họ không bị bệnh.

Ngoài ra còn có bệnh bạch hầu da, là loại bệnh bạch hầu có thể ảnh hưởng đến da, gây đau, tấy đỏ và sưng tấy tương tự như các bệnh nhiễm trùng da do vi khuẩn khác. Các vết loét được bao phủ bởi màng màu xám cũng có thể là dấu hiệu của bệnh bạch hầu da.

ĐIỀU TRỊ BỆNH BẠCH HẦU BẰNG PHƯƠNG PHÁP Y HỌC CỔ TRUYỀN

Theo Y học cổ truyền, bệnh Bạch hầu thuộc ôn bệnh, một số thuật ngữ liên quan như “hầu tý”, “hầu phong”, “tỏa hầu phong”, “bạch nghĩ sang”, “bạch triền hầu”, “bạch hầu phong”.

Y học cổ truyền là một phương pháp hiệu quả chữa trị bệnh bạch hầu
Y học cổ truyền là một phương pháp hiệu quả chữa trị bệnh bạch hầu

Y học cổ truyền chữa bệnh bạch hầu dựa trên các chứng của bệnh, một số chứng và pháp trị thường gặp có thể kể đến như:

Phong nhiệt dịch độc

  • Lâm sàng: phát sốt, sợ lạnh, không có hoặc ra ít mồ hôi, vùng họng sưng đau, có điểm hoặc vùng giả mạc trắng, gạc mà không đi, nuốt khó, chất lưỡi hồng, đài trắng nhạt, mạch phù sác
  • Pháp trị: Sơ phong lợi yết, thanh nhiệt giải độc.

Độc nhiệt thịnh

  • Lâm sàng: sốt cao, mặt đỏ, miệng khô lưỡi dơ, miệng có mùi hôi, nước tiểu đỏ, đi cầu khó, hầu họng nóng đỏ nhiều, chất lưỡi hồng, đài lưỡi vàng, mạch hồng sác
  • Pháp trị: Thanh nhiệt, tả hỏa, giải độc.

Âm hư táo nhiệt

  • Lâm sàng: hầu họng đỏ đau, có giả mạc trắng lan rộng, hầu họng khô rát, mặt mày xám tối, chất lưỡi hồng khô, đài lưỡi vàng, mạch tế sác.
  • Pháp trị: Dưỡng âm, thanh nhiệt, giải độc.

Đàm nhiệt bế tắc

  • Lâm sàng: hầu họng giả mạc lan rộng, nhão, thậm chí lan xuống gây ra khó thở, sốt cao, giọng khàn thậm chí mất giọng, đàm nhiều, mặt xanh nhợt nhạt, tinh thần bất an, chất lưỡi vàng, mạch hoạt sác.
  • Pháp trị: địch đàm thông bế, thanh nhiệt giải độc.

PHÒNG NGỪA BỆNH BẠCH HẦU

Đối với tình hình hiện tại, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân phòng bệnh thông qua các biện pháp như:

  • Đưa trẻ đi tiêm vắc xin đầy đủ, đúng lịch.
  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, che miệng khi ho hoặc hắt hơi, giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày.
  • Hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
  • Đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.
  • Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu, cần phải cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.
  • Người dân tại nơi có ổ dịch cần chấp hành nghiêm túc việc uống thuốc điều trị dự phòng và tiêm vắc xin phòng bệnh theo chỉ định và khuyến cáo của cơ quan y tế.

Tại Ánh An Healthcare, việc phối hợp Y học Cổ truyền với các phương pháp hiện đại của Vật lý trị liệu – Phục hồi Chức năng giúp gia tăng hiệu quả điều trị, rút ngắn thời gian và tiết kiệm chi phí.

Nguồn tham khảo: Mayo Clinic

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *