5 PHÚT MỖI NGÀY TRỊ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh bởi những triệu chứng “khó chiều”. Ngoài sử dụng các phương pháp điều trị nội khoa, người bệnh có thể kiểm soát và cải thiện tình trạng bệnh bằng cách dành 5 phút mỗi ngày thực hiện những bài tập sau đây.

LỢI ÍCH CỦA CÁC BÀI TẬP THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM

Thường xuyên thực hiện các bài tập thoát vị đĩa đệm đúng cách sẽ mang đến nhiều lợi ích cho người bệnh:

  • Thúc đẩy quá trình lưu thông máu đến các cơ quan, bao gồm cột sống.
  • Giảm đau, giảm áp lực của đĩa đệm bị thoát vị.
  • Cải thiện cảm giác tê bì, khó chịu ở các chi.
  • Tăng cường sức mạnh của các cơ, nâng cao sức khỏe của cột sống, làm chậm quá trình thoái hóa.
  • Góp phần nâng cao hiệu quả điều trị, ngăn ngừa bệnh tái phát.

BÀI TẬP THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG LƯNG

Bài tập 1

Lợi ích: tăng tính ổn định cho vùng lưng dưới xương chậu.

  • Nằm sấp, 2 tay để qua đầu.
  • Kết hợp thực hiện cùng lúc động tác nâng vai và chân.
  • Giữ khoảng 5 giây.
  • Thực hiện 10 – 15 lần.

Bài tập 2

Lợi ích: giảm áp lực lên đĩa đệm.

  • Nằm ngửa trên sàn, tay chân thả lỏng
  • Gập gối hai chân, nâng mông lên cao khỏi mặt đất
  • Giữ nguyên tư thế trong 10 giây, thả lỏng.
  • Thực hiện 10 – 15 lần.

Bài tập 3

Lợi ích: kéo giãn các nhóm cơ xung quanh cột sống lưng, giảm áp lực đĩa đệm

  • Nằm sấp trên thảm, duỗi 2 chân ra sau sao cho mũi bàn chân chạm sàn.
  • Hai tay thả lỏng, đặt xuôi theo cơ thể, khuỷu tay sát cơ thể.
  • Chống 2 tay lên thảm, 2 tay đặt ngay dưới ngực.
  • Dùng lực ấn đùi và hông sát sàn.
  • Sau đó, sử dụng lực từ bàn tay từ từ nâng phần thân trên lên cho đến khi cơ thể được kéo căng.
  • Giữ nguyên tư thế trong vòng 15 – 30 giây, lặp lại nếu cần và tùy theo sức.

Bài tập 4

Lợi ích: giúp cải thiện lưu thông máu ở các đĩa đệm ở lưng.

  • Đặt 2 lòng bàn tay chống xuống sàn, cánh tay thẳng, chống hai đầu gối và mũi chân xuống sàn.
  • Hít vào và đẩy bụng về phía sàn, giữ cho cơ bụng ôm sát vào cột sống bằng cách hóp rốn vào (con bò).
  • Nâng cằm và ngực bằng cách nhìn lên trần nhà mà không xoay cổ (con bò).
  • Thở ra, hóp bụng vào cột sống và đẩy lưng lên về phía trần nhà (con mèo).
  • Hướng đỉnh đầu xuống sàn bằng cách nhìn về phía rốn nhưng không ép cằm vào ngực (con mèo).

BÀI TẬP THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG CỔ

Bài tập 5

Lợi ích: kéo căng cơ, giúp giảm triệu chứng nhức mỏi.

  • Ngồi thẳng lưng thoải mái trên sàn hoặc trên ghế.
  • Tay trái duỗi thẳng để sát thân, tay phải đặt trên đỉnh đầu rồi từ từ đẩy đầu sang phải đến khi có cảm giác cơ vùng cổ căng ra.
  • Giữ tư thế này khoảng 10 giây rồi nâng từ từ nâng đầu thẳng lên.
  • Lặp lại động tác này 5 lần cho mỗi bên.

Bài tập 6

Lợi ích: giảm đau khá tốt đồng thời cải thiện tư thế.

  • Ngồi gập gối trên gót chân, chống 2 tay sao cho lòng bàn tay chạm sàn, các đầu ngón tay hướng ra phía ngoài rồi ngả người ra sau.
  • Nâng ngực, mở rộng hai bả vai và ngửa đầu ra sau, giữ trong vòng 30 giây.
  • Từ từ nâng đầu và thân người lên trở về tư thế ban đầu, lặp lại động tác từ 2-3 lần.

Bài tập 7

Lợi ích: kéo giãn, giảm áp lực cột sống cổ.

  • Ngồi thẳng lưng thoải mái trên sàn hoặc trên ghế.
  • Từ từ xoay đầu sang bên trái, có thể dùng tay trái để giữ cằm.
  • Giữ tư thế này trong 10 giây rồi trở về tư thế ban đầu, lặp lại động tác với bên phải.
  • Thực hiện khoảng 5 lần cho mỗi bên.

Bài tập 8

Lợi ích: cải thiện sự linh hoạt của cột sống cổ, lưng.

  • Ngồi thẳng lưng vuông góc với sàn nhà.
  • 2 chân chụm vào nhau rồi gập đầu gối trái sang bên phải sao cho gót chân trái chạm vào mông bên phải.
  • Chân phải gập và đặt vào bên cạnh đầu gối trái.
  • Tiếp tục thực hiện động tác xoay cổ, vai và eo về phía bên phải và giữ cột sống thẳng.

NHỮNG LƯU Ý KHI THỰC HIỆN CÁC BÀI TẬP THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM TẠI NHÀ

Để các bài tập thoát vị đĩa đệm phát huy hết tác dụng, người bệnh cần lưu ý một số điểm sau để tránh gây ra những hệ quả cho sức khỏe của mình:

  • Cần tham vấn ý kiến của Bác sĩ để được chỉ định bài tập phù hợp với tình trạng bệnh.
  • Thực hiện đúng động tác, không tập qua loa hoặc vội vàng.
  • Tập luyện thường xuyên, vừa sức, không tập vượt sức chịu đựng của cơ thể.
  • Hít thở đều trong quá trình luyện tập.
  • Nếu gặp phải những chấn thương, đau nhức trong tập luyện, hãy tạm ngừng và liên hệ Bác sĩ để khắc phục sớm.

Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế cho lời khuyên của Bác sĩ.

Phòng khám Ánh An là địa chỉ khám – điều trị các bệnh lý Cơ – Xương – Khớp kết hợp giữa 2 phương pháp Y học cổ truyền và Y học hiện đại giúp người bệnh:

  • Gia tăng cơ chế phục hồi
  • Khôi phục chất lượng cuộc sống
  • Đạt hiệu quả điều trị cao với liệu trình ngắn

Nếu bạn đang gặp phải các vấn đề về cơ xương khớp, hãy liên hệ ngay với Phòng khám Ánh An để được tư vấn miễn phí.

PHÒNG KHÁM ÁNH AN

🏥 Địa chỉ: 551 Lạc Long Quân, phường 10, quận Tân Bình, TP.HCM

☎️ Hotline: 0909.205.333

📍 Ánh An – Đồng Hành Sức Khỏe Bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *